#VIAC
Nhu cầu vốn cho đầu tư hạ tầng giao thông giai đoạn tới là rất lớn trong khi ngân sách trung ương có hạn. Ảnh: Lê Tiên

Giải bài toán tiền đâu cho dự án giao thông

(BĐT) - Huy động tài chính tư nhân là mong muốn của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu đầu tư hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, chính nhà đầu tư cũng chưa giải được bài toán đầu tiên là tiền ở đâu, khi cánh cửa ngân hàng đang hẹp lại. Thực tế này đòi hỏi mở thêm những cánh cửa mới để nhà đầu tư huy động được nguồn lực cho dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), đồng thời Nhà nước cần có cơ chế thu hồi vốn, tối đa hóa lợi ích từ các dự án hiện có.
Sớm hoàn thành các cao tốc Bắc - Nam phía Đông mở ra cơ hội phục hồi kinh tế trong ngắn hạn và hoàn thiện hệ thống hạ tầng để nền kinh tế tăng tốc trong dài hạn. Ảnh: Nhã Chi

Chỉ định thầu cao tốc Bắc - Nam: Công tâm “chọn mặt, gửi vàng”

(BĐT) - Việc nhanh chóng triển khai thi công, hoàn thành sớm các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 vừa mở ra cơ hội phục hồi kinh tế trong ngắn hạn, vừa giúp hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế tăng tốc, bứt phá trong trung, dài hạn. Trọng trách trên vai những người thực hiện là rất lớn, do đó cần “chọn mặt gửi vàng”, lựa chọn được nhà thầu có thực lực để sớm hiện thực hóa công trình quan trọng này.
Dịch Covid-19 khiến cho việc thực hiện hợp đồng gặp nhiều khó khăn, làm gia tăng số vụ tranh chấp liên quan đến vi phạm hợp đồng. Ảnh minh họa: Lê Tiên

Vi phạm hợp đồng, bồi thường thế nào?

(BĐT) - Trong thời gian qua, số vụ giải quyết tranh chấp do vi phạm hợp đồng gia tăng đáng kể. Một trong những nguyên nhân chính là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cho việc thực hiện hợp đồng gặp nhiều khó khăn. Khi xảy ra vi phạm hợp đồng, vấn đề được quan tâm và gây tranh cãi nhiều nhất giữa các doanh nghiệp, chủ đầu tư, nhà thầu và giữa các nhà thầu với nhau chính là áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại như thế nào?
Các vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng gửi đến Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam xử lý mấy năm gần đây tăng nhanh, giá trị tranh chấp lên đến gần 10.000 tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

Bị chiếm dụng vốn, nhà thầu làm gì để đòi nợ?

(BĐT) - Nợ đọng trong lĩnh vực xây dựng là vấn đề dai dẳng, tồn tại từ lâu nhưng vẫn thời sự, nhức nhối, chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết triệt để. Nhà thầu xây dựng chịu thiệt hại lớn khi bị chiếm dụng vốn, thậm chí có nguy cơ phá sản. Vì thế, hơn ai hết, nhà thầu cần tự trang bị cho mình cách thức để giảm nguy cơ bị nợ đọng và kịp thời thu hồi khoản nợ.
Trong nhiều dự án BOT giao thông thời gian qua, các hợp đồng dự án có nội dung khá sơ sài, không đủ để bảo vệ quyền và lợi ích cũng như ràng buộc trách nhiệm của các bên. Ảnh: Lê Tiên

Luật PPP khó quá thì nhà đầu tư sẽ không tham gia

(BĐT) - “Nếu Luật PPP quá khó thì chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng - những nhà đầu tư muốn làm ăn thực sự, tham gia vào các dự án theo hình thức đầu tư khác”. Một luật sư chia sẻ tại cuộc Tọa đàm Góp ý Dự thảo Luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) do Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức. 
VIAC đã thành lập Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc VIAC

VIAC đã thành lập Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc VIAC

(BĐT) - Tại buổi tọa đàm “Trọng tài và Báo chí” do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) vừa tổ chức, ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký VIAC cho biết, trong năm 2018, VIAC đã thành lập Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc VIAC.
Nhà thầu Trung Quốc tìm cách đẩy khó khăn cho Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh. Ảnh: Vĩnh Sơn

VSH gặp “hạn” với nhà thầu Trung Quốc

(BĐT) - Thông tin từ Báo cáo thường niên 2015 của Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) cho biết, hiện Công ty đang phối hợp cùng các công ty tư vấn luật hoàn thành đơn phản tố và đơn khởi kiện lại liên danh nhà thầu Trung Quốc Viện Hoa Đông và Tập đoàn thủy điện Trung Quốc và Công ty TNHH Cục Đường sắt Trung Quốc số 18 (nhà thầu Hoa Đông) gửi Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).