#thị trường vốn
Trên 2.000 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp, chất thải… phải thực hiện báo cáo phát thải khí nhà kính năm 2024 và xây dựng kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính. Ảnh: Tuấn Anh

Thị trường vốn chờ đón những chuyển động mới

(BĐT) - Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 mà ngành chứng khoán cần thực hiện để tiếp tục phát triển, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Một trong số những nhiệm vụ Bộ trưởng yêu cầu thực hiện là nghiên cứu xây dựng thị trường giao dịch tín chỉ carbon thứ cấp, thị trường giao dịch cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Tính đến tháng 7/2024, trên thị trường chứng khoán có tổng cộng hơn 1.600 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết và đăng ký giao dịch; vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 278 tỷ USD. Ảnh: Lê Tiên

Nhiều yếu tố thuận lợi gọi vốn ngoại vào Việt Nam

(BĐT) - Hơn 250 thành viên đến từ các doanh nghiệp hàng đầu của Singapore và Việt Nam, là các tổ chức tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán… cùng tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư “Việt Nam của tôi - Điểm đến đầu tư của bạn”, tổ chức tại Singapore ngày 6/8/2024. Đây là một trong nhiều nỗ lực Việt Nam đã và đang thực hiện nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tài chính quốc tế, chọn rót vốn vào thị trường Việt Nam.
Dòng vốn quốc tế sẽ ưu tiên chảy vào các doanh nghiệp công bố thông tin minh bạch, thực hiện báo cáo tài chính theo chuẩn quốc tế và có câu chuyện tăng trưởng

Đón cơ hội lớn khi thị trường vốn nâng hạng

(BĐT) - Việt Nam được đánh giá là “thỏi nam châm” khi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, khác với con số hàng chục tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam hàng năm, vốn đầu tư gián tiếp chảy vào cổ phần, trái phiếu của doanh nghiệp Việt cứ “giậm chân tại chỗ", thậm chí ghi nhận hiện tượng bán ròng.
Một trong các tiêu chí nâng hạng thị trường vốn là khả năng tự do chuyển đổi ngoại tệ. Ảnh: Tường Lâm

Nâng hạng thị trường vốn để đón dòng tiền lớn

(BĐT) - Để tìm được vốn mới, thị trường vốn Việt Nam phải vượt qua thực trạng “giao dịch 3 chữ cái” và tập trung cho mục tiêu đáng nhất: nâng hạng. Đó cũng là mục tiêu Chính phủ đã đặt ra từ 4 năm trước, nhưng nếu không nỗ lực, cái hẹn năm 2025 sẽ vuột qua…
Theo thống kê, các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành 215.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp năm 2021 và 52.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp năm 2022. Ảnh: Lê Tiên

Khơi thông thị trường vốn, cần sự nỗ lực đặc biệt

(BĐT) - TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia chia sẻ, gần đây, ông nhận được nhiều cuộc điện thoại hỏi làm cách nào để đòi lại được tiền đầu tư trái phiếu, trong đó có hai vợ chồng một người bạn đã đầu tư tới 1.000 tỷ đồng vào trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Cần có cơ chế để doanh nghiệp nhà nước có thể gọi vốn từ thị trường chứng khoán. Ảnh minh họa: LTT

Kỳ vọng sự lớn mạnh của thị trường vốn

(BĐT) - Thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp ngày càng trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để tạo dòng vốn bền vững, hỗ trợ hiệu quả cho chiến lược phát triển kinh tế trong thời gian tới, cần cải thiện thị trường từ nhiều mặt. Trong đó, tăng tính minh bạch, trả hoạt động huy động vốn của hầu hết các loại hình doanh nghiệp về với thị trường là giải pháp góp phần tăng cung hàng hóa chất lượng, qua đó hút vốn đầu tư vào thị trường.
DN thiếu vốn trong khi nhà đầu tư nước ngoài khó đổ tiền vào cổ phiếu của DN niêm yết. Ảnh: Nhã Chi

Đề xuất thêm công cụ huy động vốn cho DN

(BĐT) - Một số công cụ huy động vốn cho sản xuất kinh doanh đã được giới thiệu tới nhà đầu tư tại Hội thảo Tăng cường tiếp cận thị trường vốn Việt Nam do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp tổ chức ngày 8/5/2019. 
Phiên thảo luận về tài chính - tín dụng trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019

Thúc đẩy nhiều kênh huy động vốn cho doanh nghiệp

(BĐT) - Vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế mặc dù chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng vẫn phải dựa vào hệ thống ngân hàng. Thực tế này đã và đang tạo sức ép và rủi ro rất lớn cho hệ thống tổ chức tín dụng. Các chuyên gia cho rằng, phát triển thị trường chứng khoán là điều kiện tất yếu, cùng với đó thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các thị trường chứng khoán phái sinh nhằm giảm dần lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng, đặc biệt là nhu cầu vốn trung, dài hạn.
Tổng giá trị vốn hoá thị trường trái phiếu và cổ phiếu tại Việt Nam đã tăng từ 70 tỷ USD lên thành 200 tỷ USD. Ảnh: Lê Tiên

Kiến nghị đẩy mạnh phát triển thị trường vốn Việt Nam

(BĐT) - Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018, tại Hà Nội, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital, đại diện Nhóm công tác thị trường vốn VBF nêu 4 kiến nghị lớn nhằm phát triển thị trường vốn Việt Nam.

Kết nối đầu tư