(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là 9 người liên quan tham nhũng trốn ra nước ngoài đã bị bắt; Bộ GTVT giải ngân gần 47.800 tỷ đồng trong 10 tháng; vàng miếng lên 90 triệu đồng một lượng; TP.HCM cấm phân lô, bán nền ở 5 huyện ngoại thành…
(BĐT) - Theo Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2022 được công bố sáng ngày 12/4, những nỗ lực của Việt Nam trong năm 2022 nhằm khắc phục các tác động kinh tế - xã hội của hai năm đại dịch đã giúp tăng niềm tin của người dân vào điều kiện kinh tế hộ gia đình và quốc gia trong năm qua. Đáng chú ý, có tới 66,1% số người được hỏi đánh giá, nền kinh tế quốc gia là “tốt” vào năm 2022 - tăng 19,4 điểm phần trăm so với một năm trước đó.
(BĐT) - Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai.
(BĐT) - Thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn, vi phạm trong hoạt động đấu thầu. Đây là những bài học đắt giá, đáng báo động và là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều cá nhân, tổ chức khi tham gia tổ chức đấu thầu, mua sắm.
(BĐT) - Theo Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2021 mới công bố, trong năm vừa qua, quan ngại về tăng trưởng kinh tế của người dân gia tăng đi kèm với cảm nhận bi quan hơn về tình hình kinh tế của đất nước. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho quản trị công trong thời gian tới, với việc làm sao để gia tăng sự lạc quan của người dân trong phát triển kinh tế, trong đó có phát triển kinh tế hộ gia đình.
(BĐT) - Một trong những nhóm chính sách lớn được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đề xuất bổ sung tại Luật Đấu thầu (sửa đổi) là chính sách nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đấu thầu, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động đấu thầu. Qua đó, giúp Nhà nước hạn chế được thất thoát, lãng phí trong chi tiêu công, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí không chính thức trong quá trình tham dự thầu…
(BĐT) - Một trong những nội dung quan trọng được thảo luận tại Phiên họp thứ ba của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (diễn ra từ ngày 13 - 22/9/2021) là công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021. Đây là nội dung được nhiều người quan tâm khi trong thời gian qua xảy ra nhiều vụ án tham nhũng liên quan đến đấu thầu thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục...
(BĐT) - Việc đưa doanh nghiệp (DN), tổ chức khu vực ngoài nhà nước vào đối tượng điều chỉnh là một trong những bước tiến của Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Điều này cho thấy đã đến lúc khu vực tư không thể đứng ngoài cuộc. Nhưng làm thế nào để chính sách pháp luật này đi vào cuộc sống và triển khai hiệu quả vẫn đang là một thách thức rất lớn.
(BĐT) - Mặc dù các đại biểu Quốc hội đồng thuận cao với đánh giá của Chính phủ về tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm, tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, tham nhũng trong lực lượng có chức năng chống tham nhũng tăng so với năm 2018, gây bức xúc trong dư luận.
(BĐT) - Toàn ngành thanh tra phải công khai, minh bạch, không “úp - mở” trong giải quyết các vụ việc để giảm thiểu “điểm nóng” trong dư luận, đẩy lùi tình trạng xử lý hình thức các vụ việc, góp phần tích cực vào công tác phòng chống tham nhũng. Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã yêu cầu như vậy đối với ngành thanh tra.
(BĐT) - Phòng chống tham nhũng là một trong những vấn đề “nóng” đang được dư luận và cộng đồng doanh nghiệp (DN) rất quan tâm, bởi đây là một rào cản lớn trong việc xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh.
(BĐT) - Theo xếp hạng của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) về Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2018 vừa được công bố ngày 29/1, Việt Nam được xếp hạng 117/180 toàn cầu (đạt 33/100 điểm), giảm 2 điểm so với năm 2017, bằng điểm với năm 2016. Tổ chức này khuyến cáo, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới.
(BĐT) - Những đại án tham nhũng được đưa ra xét xử thời gian gần đây cho thấy việc công khai thông tin hoạt động doanh nghiệp (DN) và cơ chế giám sát, phòng chống tham nhũng (PCTN) đang bị bỏ ngỏ, còn nhiều lỗ hổng.
(BĐT) - Tại Hội thảo tham vấn “Thúc đẩy sáng kiến liêm chính doanh nghiệp tại Việt Nam: Từ nhận thức đến hành động” vừa diễn ra, nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng, những nỗ lực của Chính phủ trong việc chống tham nhũng ở khu vực công sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức, nhất là việc cắt giảm các chi phí không chính thức cho doanh nghiệp.
(BĐT) - Những kết quả tích cực, rõ rệt, toàn diện trong phòng, chống tham nhũng không chỉ được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) khẳng định trong Phiên họp toàn thể lần thứ 13 diễn ra cách đây tròn 1 tháng, mà còn được các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao hơn trong lần xếp hạng mới nhất.
(BĐT) - Sáng 26/12, tại TP.HCM, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018.
(BĐT) - Là luật khó, với các lo ngại về tính khả thi, hiệu lực và hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng (PCTN), do đó, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất xem xét, thông qua Dự án Luật PCTN (sửa đổi) tại 3 kỳ họp.
(BĐT) - Theo các đại biểu Quốc hội, đấu tranh với tội phạm tham nhũng cần phải thu hồi được tài sản thì mới coi là triệt để. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc thu hồi tài sản của một số vụ tham nhũng lớn còn rất hạn chế.
(BĐT) - 92% số tiền tham nhũng bị tẩu tán; có địa phương qua hoạt động thanh tra kiến nghị xử lý 971 người thì có đến 940 người được “phê bình nghiêm khắc”, “kiểm điểm rút kinh nghiệm”. Đó là những con số đáng chú ý tại phiên thảo luận hôm qua của Quốc hội liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng.