#quy hoạch
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch: Đảm bảo đáp ứng yêu cầu điều chỉnh quy hoạch trong những trường hợp cấp bách

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch: Đảm bảo đáp ứng yêu cầu điều chỉnh quy hoạch trong những trường hợp cấp bách

(BĐT) - Theo nhiều đại biểu Quốc hội, việc xây dựng, ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu sẽ giải quyết các khó khăn, vướng mắc cấp thiết trong thực tiễn triển khai. Riêng đối với công tác quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, việc sửa đổi bảo đảm đáp ứng yêu cầu điều chỉnh quy hoạch trong những trường hợp cấp bách, có phân cấp thẩm quyền khi điều chỉnh quy hoạch.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn: Cần bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống các quy hoạch

(BĐT) - Theo Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn là nội dung sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này. Nhiều ý kiến cho rằng, mối quan hệ giữa các quy hoạch là nội dung cần xem xét kỹ lưỡng, cẩn trọng; cần tiếp tục làm rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh khi xem xét chủ trương đầu tư, tránh gây vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
Ảnh internet

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(BĐT) -  Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 625/QĐ-TTg ngày 11/7/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành việc rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo quy định của pháp luật, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch Tỉnh đã được phê duyệt.

Phiên họp thứ 63 để thẩm định hồ sơ Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Ảnh: MPI)

Thẩm định Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(BĐT) - Sáng 12/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh Nguyễn Chí Dũng chủ trì Phiên họp thứ 63 để thẩm định hồ sơ Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Những định hướng quan trọng, khát vọng trong phát triển Thành phố đã được cụ thể hóa thông qua bản Quy hoạch.
Toàn cảnh Hội nghị Hội đồng Điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ 3 diễn ra sáng ngày 24/5. Ảnh: Đức Trung

Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng Điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc: 4 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển

(BĐT) - Sáng 24/5, tại Phú Thọ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Trung du miền núi phía Bắc chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng với 4 nội dung làm việc chính. Trong đó, đề xuất 4 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển của Vùng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: MPI

Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Bản sắc - Sinh thái - Liên kết - Hạnh phúc

(BĐT) - Ngày 24/5, Hội nghị Hội đồng Điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc dự kiến được tổ chức. Tại Hội nghị, Quy hoạch Vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ chính thức được công bố. Trước thềm Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có nhiều chia sẻ tâm huyết về việc xây dựng bản quy hoạch của vùng “phên dậu” trọng yếu của đất nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Phiên họp

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ: Liên kết phát triển Vùng là động lực dẫn dắt phát triển các địa phương

(BĐT) -  Phát triển vùng và liên kết phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có vai trò đặc biệt quan trọng, là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển các địa phương trong Vùng. Để triển khai hiệu quả Quy hoạch Vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất rà soát 6 nhóm cơ chế, chính sách.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: "Giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống, đặc biệt là thoát ra khỏi tư duy phát triển “cũ” có tính truyền thống, xác lập tư duy phát triển mới tạo ra động lực mới cho sự phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng" (Ảnh: MPI)

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Truyền thống - Liên kết - Bứt phá

(BĐT) - Ngày 9/5, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3 dự kiến được tổ chức dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Tại Hội nghị, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ chính thức được công bố. Trước thềm Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nhiều chia sẻ tâm huyết về việc xây dựng bản quy hoạch của Vùng đặc biệt quan trọng này.
Vùng Đông Nam Bộ bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP.HCM và 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh

Phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(BĐT) - Đông Nam Bộ đến năm 2030 là đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ của cả nước; trung tâm tài chính quốc tế, nơi tập trung của các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới; có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á và phát triển ngang tầm các thành phố lớn khu vực châu Á.
Xây dựng tỉnh Lạng Sơn thành trung tâm dịch vụ logistics cửa khẩu hiện đại của cả nước, thành phố cửa khẩu "xanh" tiêu biểu của Việt Nam. (Ảnh: internet)

Quy hoạch Lạng Sơn trở thành tỉnh biên giới có kinh tế phát triển, là cực tăng trưởng, cầu nối kinh tế, thương mại

(BĐT) - Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được phê duyệt với mục tiêu sẽ xây dựng Lạng Sơn trở thành tỉnh biên giới có kinh tế phát triển, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái được bảo đảm, là một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, là "cầu nối" ngày càng quan trọng trong kết nối kinh tế, thương mại.
Quy hoạch tỉnh Bình Dương: Tiên phong trong đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

Quy hoạch tỉnh Bình Dương: Tiên phong trong đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

(BĐT) - Chiều 11/3, Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh đã tổ chức Phiên họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo nhiều ý kiến của Hội đồng, để đạt tầm vóc mới trong mục tiêu và khát vọng phát triển, Bình Dương cần trở thành điểm sáng về công nghệ sáng tạo, công nghệ cao, tham gia sâu rộng vào các chuỗi cung ứng toàn cầu; cần xác định rõ vị thế, vai trò của Bình Dương trong mối tương quan, liên kết phát triển.
Ảnh Internet

Đến năm 2030, Ninh Bình sẽ trở thành cực tăng trưởng các tỉnh phía Nam Đồng bằng sông Hồng

(BĐT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 218/QĐ-TTg ngày 4/3/2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Ninh Bình là tỉnh khá, cực tăng trưởng các tỉnh phía Nam Đồng bằng sông Hồng, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ.
Phiên họp của Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh đối với Quy hoạch TP. Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: MPI

Quy hoạch TP. Hà Nội: Tạo hiệu ứng lan tỏa, cực tăng trưởng phát triển của vùng và cả nước

(BĐT) -  Muốn phát triển vững mạnh, trong bản quy hoạch lần này, TP. Hà Nội cần phải có cách tiếp cận mới, tư duy mới, mở rộng tầm nhìn phát triển và đưa ra lộ trình thực hiện rõ ràng. Phát triển phải có trọng tâm, trọng điểm; dựa trên liên kết vùng để tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế và tương xứng với vị trí, cực tăng trưởng phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tổ chức sáng 18/2/2024 tại Hà Giang (Ảnh: MPI)

Hà Giang bứt phá, tạo không gian, động lực, các giá trị mới cho phát triển

(BĐT) - Sáng 18/2, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Quy hoạch Tỉnh thể hiện sự bứt phá, có tác động lan tỏa đối với tăng trưởng kinh tế của Tỉnh, tạo ra tiềm năng mới, không gian mới, động lực mới và các giá trị mới.
Phiên họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Đức Trung

Quy hoạch Đồng Nai trở thành cực tăng trưởng quan trọng, đi đầu trong phát triển công nghiệp giá trị cao

(BĐT) - Tại Dự thảo Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, địa phương này định hướng sẽ trở thành một trong những cực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam, đi đầu trong phát triển công nghiệp tạo giá trị cao, đầu mối giao thương quốc tế, du lịch vụ dịch vụ gắn với văn hóa tâm linh và đô thị đẳng cấp quốc tế, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm, hoàn thành mục tiêu phát thải trung tính “Net-Zero 2050”.
Hội thảo Tham vấn ý kiến đối với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Tham vấn ý kiến hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(BĐT) - Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và giao dịch quốc tế của cả nước; đóng vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước, là một trong những động lực chính để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước. Quy hoạch Thủ đô hoàn thành sẽ là công cụ pháp lý đặc biệt quan trọng để các cấp chính quyền thành phố Hà Nội lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển.
Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh)

Tây Ninh sẽ trở thành cửa ngõ thương mại quốc tế

(BĐT) - Đến năm 2030, mục tiêu được đặt ra cho Tây Ninh là trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch của vùng Đông Nam Bộ và cả nước, đến năm 2050 trở thành cửa ngõ thương mại quốc tế.