#nông nghiệp
Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 được công bố chính thức vào tháng 3/2026

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 vào ngày 1/7/2025

(BĐT) - Ngày 7/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Theo đó, sẽ tiến hành Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước vào ngày 1/7/2025.
Ảnh minh họa: Internet

Nông nghiệp Việt Nam: Chỉ dấu tăng trưởng

(BĐT) - Do tác động của những bất lợi kinh tế, năm 2023 là một năm đầy thách thức đối với thương mại toàn cầu. Việt Nam cũng bị cuốn vào vòng xoáy đó với hệ quả là sản lượng xuất khẩu sụt giảm đáng kể. Quý I/2024 tiếp tục chứng kiến suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng, bất ổn địa chính trị và gián đoạn thương mại. Nhưng bất chấp những thách thức này, có một lĩnh vực rõ ràng vẫn luôn nổi trội hơn tất thảy - đó chính là nông nghiệp.
Phát triển mô hình PPP trong nông nghiệp đã giúp huy động nguồn lực, đem lại hiệu quả rõ nét trong phát triển nông nghiệp. Ảnh: Huấn Anh

PPP - công cụ nâng tầm nông sản Việt

(BĐT) - Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Quốc Doanh, nhiều khả năng tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2020 sẽ đạt 41 tỷ USD. Kết quả này có sự đóng góp rất lớn của mô hình đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) lĩnh vực nông nghiệp.

Phát triển nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và bền vững là mục tiêu của ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: Lê Tiên

Đầu tư gắn với tái cơ cấu để nâng tầm ngành nông nghiệp

(BĐT) - Để tái cơ cấu, đưa ngành nông nghiệp phát triển lên một tầm cao mới, trong kế hoạch đầu tư công 2021 - 2025, phải gắn đầu tư với chiến lược tái cơ cấu. Đó là khuyến nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng tại cuộc làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về đánh giá kết quả Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và dự kiến kế hoạch 2021 - 2025 vừa diễn ra tại Hà Nội.
Các ý kiến tại Hội nghị cho thấy, còn nhiều khó khăn trong quá trình thực thi, hiện thực hóa các chính sách hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: Mai Phương

Tiếp tục gỡ vướng, thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

(BĐT) - Các chính sách hỗ trợ đã cơ bản đầy đủ từ hỗ trợ thủ tục hành chính, hạ tầng, bảo hiểm, liên kết, tín dụng…, nhưng số lượng doanh nghiệp (DN) đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp hiện chỉ chiếm 8% tổng số DN trên cả nước; trong đó số DN nông lâm, thủy sản chiếm trên dưới 1%. Từ những số liệu này có thể thấy, hệ thống chính sách của chúng ta còn hạn chế, mà nguyên nhân xuất phát từ hai phía: chính sách và thực thi chính sách.
Đẩy mạnh chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp vào giai đoạn 2021 - 2025

Đẩy mạnh chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp vào giai đoạn 2021 - 2025

(BĐT) - Trong phiên chất vấn diễn tại diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu bày tỏ quan tâm tới các giải pháp nhằm thu hút các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sẽ được triển khai vào giai đoạn 2021 – 2025. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường kỳ vọng, Luật PPP sẽ tiếp thêm làn sóng doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp.
Đầu tư vào nông nghiệp vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của quốc gia và chưa thật sự bền vững, hiệu quả. Ảnh: Tường Lâm

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

(BĐT) - Tại Hội nghị toàn quốc “Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp” vừa diễn ra tại Lâm Đồng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, số lượng doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp còn khiêm tốn, trong khi Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển. 
Các sản phẩm nông nghiệp sạch đã góp phần mang về cho PAN Group mức doanh thu và lợi nhuận vượt bậc trong năm 2017 và quý I/2018

Những “ông lớn” chen ngang vào nông nghiệp

(BĐT) - Ngày càng nhiều “ông lớn” trong các ngành thép, bất động sản, chứng khoán… mạnh tay rót vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và bước đầu gặt hái được thành công nhất định.
Nông dân thiếu thông tin thị trường và gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng. Ảnh: Lê Tiên

Phá rào cản, dồn lực đầu tư vào nông nghiệp

(BĐT) - Vốn dĩ nông nghiệp (NN) được xem là ngành có nhiều tiềm năng và lợi thế của Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều năm qua, do cách làm manh mún, thiếu hiệu quả cùng chính sách khuyến khích đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn khiến ngành này vẫn loay hoay với bài toán năng suất.
Nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao do chính sách chưa đủ mạnh. Ảnh: HT

Nghịch lý đầu tư vào nông nghiệp

(BĐT) - Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách ưu đãi và khuyến khích doanh nghiệp (DN) đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, thế nhưng vẫn chưa có nhiều DN tiếp cận được những chính sách này.
Xuất khẩu đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng với kết quả 9 tháng đạt con số kỷ lục 154 tỷ USD và dự kiến năm nay đạt 202 tỷ USD. Ảnh: Lê Tiên

Tăng trưởng dựa trên những nền tảng bền vững

(BĐT) - Sau khi con số tăng trưởng GDP quý III được công bố với kết quả hết sức đáng mừng, một số ý kiến hoài nghi kết quả này đạt được từ đâu khi khai khoáng giảm, hay tăng trưởng chỉ nhờ tín dụng? 
Dự kiến, Nhà nước sẽ dành 2.000 tỷ đồng mỗi năm để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: Lê Tiên

Tạo đà khởi nghiệp trong nông nghiệp

(BĐT) - Để hoàn thiện Dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng nhiều chính sách tạo đà, thúc đẩy DN khởi nghiệp, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Đa số doanh nghiệp rất hào hứng với quyết sách hỗ trợ tài chính phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Tường Lâm

Gỡ khó để hút đầu tư vào nông nghiệp

(BĐT) - Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, đang là chủ đề nhận được nhiều quan tâm của xã hội. Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ đang và sẽ lắng nghe, có những quyết sách để đáp ứng sự quan tâm lớn này.
Thủ tướng bấm nút khởi động Truy xuất nguồn gốc rau an toàn.

Dành khoảng 60.000 tỷ đồng phát triển nông nghiệp công nghệ cao

(BĐT) - Tại Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam được tổ chức chiều ngày 18/12, tại TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định dành gói tín dụng khoảng 50.000 – 60.000 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao với cơ chế vay thuận lợi, thông thoáng nhất.
Đã có 20 tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới đang bắt tay với Chính phủ, các địa phương phát triển nông nghiệp. Ảnh: Lê Tiên

Dư địa rất lớn cho PPP trong nông nghiệp

(BĐT) - Thúc đẩy hợp tác công tư phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm tại Việt Nam đang trở thành câu chuyện thu hút được sự quan tâm sâu sắc của nhiều tập đoàn kinh tế thế giới, cũng như các chuyên gia về nông nghiệp.