#ngân sách nhà nước
Tổng thu ngân sách ngành hải quan năm 2019 ước đạt 340 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 8% so với năm 2018. Ảnh: Tường Lâm

Giảm thuế theo các FTA: Thu ngân sách không đáng ngại

(BĐT) - Tại buổi Họp báo với chuyên đề “Cắt giảm thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do” được Bộ Tài chính tổ chức vào ngày 12/12, đại diện cơ quan này cho biết, dù Việt Nam đang thực thi 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) nhưng số thu ngân sách nhà nước vẫn tăng nhờ các biện pháp tái cơ cấu nguồn thu hiệu quả.
Vốn đầu tư phát triển năm 2019 sẽ được bổ sung 11.973,3 tỷ đồng để thực hiện các dự án, nhiệm vụ quan trọng. Ảnh: Lê Tiên

Bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2018

(BĐT) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 791/NQ-UBTVQH14 về việc bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2018 và phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2018.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Hải quan Hải Phòng thu NSNN hơn 60,7 nghìn tỷ đồng

(BĐT) - Tổng cục Hải quan cho biết, từ đầu năm đến 17/11, thu ngân sách nhà nước (NSNN) của Cục Hải quan Hải Phòng đạt 60.732 tỷ đồng, tăng 31,64% so với cùng kỳ 2018, đạt 127,8% so với chỉ tiêu dự toán và 96,4% chỉ tiêu phấn đấu do Tổng cục Hải quan giao.
Ưu đãi thuế của Việt Nam đang được tập trung vào nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn thuộc ngành công nghiệp (nhất là ngành chế biến và chế tạo), có vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh: Nhã Chi

Băn khoăn tác động của chính sách ưu đãi thuế

(BĐT) - Ngân sách nhà nước đang chịu thiệt đáng kể từ chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn về hiệu quả tác động kinh tế - xã hội nói chung của chính sách ưu đãi và đề xuất cần xem xét lại sự “hy sinh” này.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

10 tháng, NSNN thực thu gần 1.522 tỷ đồng từ kiểm tra sau thông quan

(BĐT) - Tổng cục Hải quan cho biết, từ đầu năm đến hết tháng 10, toàn ngành đã thực hiện kiểm tra sau thông quan 2.809 cuộc. Tổng số tiền ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính là 1.555 tỷ đồng, bằng 84% so với cùng kỳ năm 2018, đã thực thu vào ngân sách nhà nước (bao gồm từ năm 2018 chuyển sang) số tiền là 1.521,9 tỷ đồng, bằng 88% so với cùng kỳ năm 2018.
Năm 2020, dự toán thu từ dầu thô là 35,2 nghìn tỷ đồng, giảm 11,6 nghìn tỷ đồng so với ước thực hiện năm 2019

Năm 2020: Bội chi ngân sách nhà nước dự kiến 234,8 nghìn tỷ đồng

(BĐT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020 trình Quốc hội. Theo đó, tỷ lệ bội chi NSNN năm 2020 dự kiến là 3,44% GDP (tương ứng 234,8 nghìn tỷ đồng). Trong đó, bội chi ngân sách trung ương là 3,2% GDP và bội chi ngân sách địa phương là 0,24% GDP.
Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại 3 khu vực doanh nghiệp đều không đạt dự toán (hụt thu khoảng 23 nghìn tỷ đồng). Ảnh: Minh Dũng

Lo ngại nguồn thu ngân sách không bền vững

(BĐT) - Mặc dù kết quả thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước vượt dự toán, nhưng còn chưa chắc chắn. Nếu loại trừ các khoản thu từ đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ tức, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước thì số thu NSNN thực chất từ nội lực nền kinh tế tăng còn thấp.
Thu nội địa quý I/2019 về ngân sách nhà nước đạt 315,4 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8% so cùng kỳ năm 2018. Ảnh: Lê Tiên

Quý I, thặng dư ngân sách nhà nước khoảng 66 nghìn tỷ đồng

(BĐT) - Số liệu vừa được Bộ Tài chính công bố cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) quý I/2019 đạt 381 nghìn tỷ đồng, bằng 27% dự toán. Tổng chi NSNN tháng 3/2019 ước đạt hơn 120 nghìn tỷ đồng; lũy kế chi quý I/2019 đạt hơn 315 nghìn tỷ đồng, bằng 19,3% dự toán. NSNN thặng dư khoảng 66 nghìn tỷ đồng trong quý I/2019.
Thu ngân sách nhà nước từ khu vực ngoài quốc doanh năm 2018 tăng 15,8% so với năm 2017. Ảnh: Lê Tiên

Vượt thu ngân sách nhà nước: Làm sao để doanh nghiệp bớt lo?

(BĐT) - Vượt thu ngân sách nhà nước (NSNN) đã là chuyện thường tình của ngành tài chính. Tuy nhiên, việc tiếp tục xác định mục tiêu vượt thu NSNN có thể đặt ngành thuế vào tình thế tự làm khó mình và khiến cộng đồng doanh nghiệp có phần quan ngại.
Cần giám sát chặt chẽ các khoản vay nước ngoài của DN, nhất là kiểm soát các hiệp định vay, các điều khoản về thế chấp. Ảnh: Ngọc Kỳ

Kiểm soát nợ công: Không lơ là nợ của doanh nghiệp

(BĐT) - Trong phiên chất vấn của Quốc hội ngày 30/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, nợ nước ngoài do doanh nghiệp (DN) tự vay, tự trả là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP. 
Chi thường xuyên hiện chiếm khoảng 63% tổng chi ngân sách nhà nước, trong khi chi đầu tư phát triển chỉ ở mức khoảng 26%. Ảnh: Hoài Tâm

Quản lý ngân sách nhà nước khó nhiều bề

(BĐT) - Để có quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) trình Quốc hội, phải có 6 vạn quyết toán của các đơn vị, hàng chục ngàn quyết toán xã, hàng trăm quyết toán cấp huyện. Tình trạng lồng ghép ngân sách này cùng với việc quản lý chi NSNN không chặt chẽ gây hoài nghi về tính minh bạch trong quản lý NSNN.
Phối cảnh Dự án Khu hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng, văn phòng và nhà ở để bán tại 108 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội

3 dự án sử dụng đất “vàng” tại Hà Nội: Chuyển nhượng vốn góp gây thất thu ngân sách

(BĐT) - Qua thanh tra, Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa chỉ ra việc chuyển nhượng vốn góp của các nhà đầu tư tại 3 dự án sử dụng đất “vàng”, có phát sinh về thu nhập chuyển nhượng vốn góp nhưng không kê khai hoặc kê khai thiếu, Cục Thuế Hà Nội chưa tiến hành thu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước (NSNN) nhiều tỷ đồng.
Ảnh Internet

Thách thức điều hành chính sách tài khóa

(BĐT) - Quản lý thuế chưa hiệu quả, ưu đãi thuế dàn trải, áp lực tăng chi từ các ngành và lúng túng với quy định về lập kế hoạch tài chính trung hạn là những điểm gây khó cho việc điều hành chính sách tài khóa ở Việt Nam hiện nay.
Ở một số nước phát triển, nguồn thu từ tài nguyên không dùng để cân đối ngân sách nhà nước mà được dùng để hình thành quỹ đầu tư quốc gia. Ảnh: Hoàng Hà

Chặt chẽ thu chi để bền vững tài chính công

(BĐT) - Để đảm bảo nền tài chính công bền vững, đã có những đề xuất về thay đổi cách quản lý chi đối với các nguồn thu ngân sách nhà nước. Song, không hẳn các ý kiến này được tiếp thu một cách đầy đủ.
Chậm tiến độ, chậm giải ngân vốn đầu tư công vẫn là những tồn tại chưa được khắc phục của các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước. Ảnh: Lê Tiên

Thất thoát đầu tư từ chi phí không hợp lý

(BĐT) - Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), thời gian qua, công tác quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước được chấn chỉnh và có nhiều chuyển biến tích cực, nguồn vốn được bố trí tập trung hơn, hiệu quả đầu tư bước đầu được nâng cao.