#Luật Các tổ chức tín dụng
Nhiều ngân hàng đã công bố thông tin về cổ đông lớn và tỷ lệ sở hữu. Ảnh: Song Lê

Gia tăng giám sát sở hữu chéo ngân hàng

(BĐT) - Nhiều ngân hàng đã công bố thông tin cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ. Đây là động thái mới nhất trong nỗ lực giảm sở hữu chéo và thao túng ngân hàng.
Việc giảm giới hạn cho vay sẽ thúc đẩy cơ chế cho vay đồng tài trợ, từ đó tăng hiệu quả đánh giá và giám sát khoản vay. Ảnh: Nhã Chi

Hành lang pháp lý mới cho hoạt động ngân hàng: Lấy kiểm soát thực thi làm cốt lõi

(BĐT) - Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các ngân hàng phát triển, đồng thời giám sát chặt chẽ khả năng thao túng, chi phối hoạt động ngân hàng, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Để đạt được mục tiêu định hướng này, cần các giải pháp thực thi hiệu quả, cơ chế giám sát chặt chẽ và chế tài nghiêm minh với các sai phạm.
Với quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), mục tiêu của Nhà nước là ổn định và đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng. Ảnh: Lê Tiên

Tín dụng “sân sau”, sở hữu chéo ngân hàng “hết cửa”

(BĐT) - Với các quy định mới về giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, giới hạn cấp tín dụng, công khai thông tin…, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, đảm bảo tính an toàn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) dự kiến giảm tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ ngân hàng của một cá nhân từ mức 5% hiện nay xuống còn 3%. Ảnh nguồn SCB

Xử lý sở hữu chéo, thao túng ngân hàng: Cần minh bạch thông tin và giám sát chặt chẽ

(BĐT) - Thảo luận về Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại Nghị trường ngày 23/11, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho rằng, thời gian qua, các tổ chức tín dụng có hiện tượng cho vay hoặc mua trái phiếu doanh nghiệp với lượng tiền quá lớn đối với 1 khách hàng, 1 tổ chức, dẫn đến nhiều vấn đề rủi ro, bất cập. Theo đó, Luật mới và các văn bản hướng dẫn cần phải có giải pháp đủ mạnh để xử lý được tình trạng sở hữu chéo, thao túng ngân hàng…
Công tác giám sát và quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng cần được thực hiện thường xuyên thay vì chờ báo cáo từ các ngân hàng. Ảnh minh họa: Tiên Giang

Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Sẽ can thiệp sớm tổ chức tín dụng như thế nào?

(BĐT) - Việc can thiệp sớm khi có các dấu hiệu rủi ro tại các ngân hàng giúp giảm nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn hệ thống. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả công tác này, cần xây dựng khung quy trình xử lý nhằm tránh bị động trong triển khai, có công nghệ giám sát liên tục hoạt động của hệ thống và đảm bảo chất lượng thông tin giám sát.
Trong phiên họp chiều, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Ngày 10/6, Quốc hội thảo luận về 3 dự án luật

(BĐT) - Trong ngày làm việc thứ 17 (10/6) của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận ở tổ về Dự án Luật Căn cước, dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng mở rộng phạm vi điều chỉnh sẽ góp phần thúc đẩy xử lý nợ xấu. Ảnh: Tiên Giang

VCCI góp ý sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Bổ sung quy định về hạn mức tín dụng

(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xây dựng Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD), trong đó, một điểm được dư luận quan tâm và cho rằng cần làm rõ là hạn mức tăng trưởng tín dụng. Theo đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị bổ sung quy định về chính sách giới hạn tăng trưởng tín dụng vào Dự thảo Luật. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không nên đưa vào Luật mà nên kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo các tiêu chí về an toàn vốn, khả năng kiểm soát rủi ro.
Việc doanh nghiệp bất động sản mua cổ phần hoặc cử nhân sự chủ chốt vào ban lãnh đạo ngân hàng có thể sẽ tiếp diễn trong thời gian tới. Ảnh: Lê Tiên

Doanh nghiệp bất động sản dấn bước vào ngân hàng, có đáng lo?

(BĐT) - Việc một số thành viên chủ chốt của các doanh nghiệp bất động sản lớn tham gia hội đồng quản trị của ngân hàng, hay một số doanh nghiệp bất động sản mua cổ phần của các nhà băng đang gây lo ngại tái diễn tình trạng sở hữu chéo và hệ lụy với nền kinh tế. Có ý kiến cho rằng, tuy đây là thực tế trong hoạt động đầu tư kinh doanh nói chung, song cần giám sát chặt chẽ để tránh rủi ro cho ngân hàng và cả thị trường.
Quá trình xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém cho thấy nhiều bất cập, nhiều vấn đề phức tạp phát sinh cần điều chỉnh kịp thời. Ảnh: Nam Hoài

Vẫn khó quản lý, ngăn ngừa sở hữu chéo

(BĐT) - Chiều 22/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD). Ông Hưng cho biết, hiện vẫn khó quản lý, ngăn ngừa vấn đề sở hữu chéo và việc cổ đông thao túng hoạt động của TCTD.