#Kinh tế Việt Nam
Nhiều sàn thương mại điện tử lớn trên thế giới đang phân phối các sản phẩm từ Việt Nam đến người tiêu dùng toàn cầu. Ảnh: Tiến Thịnh

Việt Nam có cơ hội đi nhanh, đi xa và bền vững

(BĐT) - Trò chuyện với Báo Đấu thầu về những đổi thay của đất nước trong 5 năm phát triển kinh tế (2021-2025), PGS. TS. Bùi Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chia sẻ, đó là chặng đường không dễ dàng với kinh tế Việt Nam.
Nhiều tổ chức quốc tế tin rằng, bằng các chính sách đầu tư chiến lược cho con người, năng lượng xanh, kết cấu hạ tầng tiên tiến, Việt Nam có tiềm năng đạt được các mục tiêu tham vọng trong năm 2025 và xa hơn. Ảnh: Tiên Giang

Gia tăng niềm tin, nhân lên cơ hội hợp tác quốc tế

(BĐT) - Chia sẻ với Báo Đấu thầu trước thềm Xuân Ất Tỵ 2025, đại diện các doanh nghiệp nước ngoài và tổ chức quốc tế chung niềm tin về triển vọng tươi sáng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025. Với nỗ lực cải cách thể chế, tinh gọn bộ máy và chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực cùng các chính sách rõ ràng và hành động quyết đoán, Việt Nam có thể bảo đảm cho một tương lai bền vững, toàn diện và thịnh vượng.
Giáo sư Hà Tôn Vinh

Thay đổi để dân tộc phát triển và trường tồn

(BĐT) - “Sống trong thế giới này, ngày nào bên ngoài có tốc độ phát triển nhanh hơn bên trong, ngày đó chúng ta phải đối mặt với nguy cơ phá sản”. Giáo sư Hà Tôn Vinh (*) nêu quan điểm và thúc đẩy mỗi cá nhân, mỗi tổ chức nhận diện sự phát triển ở bên ngoài để quyết tâm thay đổi, mạnh mẽ tạo dựng giá trị cốt lõi để trụ vững và góp sức phát triển đất nước.
Năm 2025, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm sáng của kinh tế thế giới. Ảnh: Lê Tiên

Tư duy mới, chính sách mới mở lối cho Việt Nam bứt phá, vươn tầm

(BĐT) - Kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024, tạo đà cho năm 2025 tăng tốc, hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Trao đổi với Báo Đấu thầu trước thềm năm mới 2025, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đặt niềm tin vào tư duy mới, chính sách mới và kỳ vọng Việt Nam sẽ ghi những bước tiến tích cực trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh phải tăng trưởng hai con số để khẳng định vai trò đầu tàu dẫn dắt tăng trưởng của cả nước. Ảnh: Đông Giang

Tạo động lực mới để phát triển đất nước

(BĐT) - Đi qua năm 2024 trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á vẫn dành những đánh giá tích cực cho nền kinh tế Việt Nam với nhận định, Việt Nam đã thể hiện được sự kiên cường, tiếp tục xu hướng tăng trưởng.
UOB duy trì dự báo tăng trưởng năm 2024 của Việt Nam ở mức 6,4%

UOB: Quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam vẫn đi đúng hướng

(BĐT) - Ngân hàng UOB cho biết, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đạt kết quả tốt hơn dự kiến ​​trong quý III/2024, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước, vượt dự báo trung bình của thị trường là 6,1% và mức dự báo trước đó của ngân hàng này là 5,7%.
Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải

Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải

(BĐT) - Tại báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered cho biết, dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong tháng 10 cho thấy có sự điều chỉnh về tăng trưởng so với tháng 9, mặc dù các lĩnh vực kinh tế chủ chốt vẫn tương đối mạnh mẽ. Xu hướng giảm nhẹ này có thể hỗ trợ duy trì lãi suất thấp.
Ảnh: Giang Sơn Đông

Nâng tầm phát triển

(BĐT) - Vượt qua “những hải trình sóng gió”, nền kinh tế Việt Nam đang hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 7% năm 2024, đồng thời tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững trong những năm tới.
Tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 189,5 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023. Ảnh: Lê Tiên

Xuất khẩu phục hồi rõ nét, đồng đều

(BĐT) - Một trong những điểm sáng của kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 là kim ngạch xuất khẩu (XK), nhập khẩu (NK) hàng hóa đạt kết quả tích cực, trong đó XK tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Với đà này, nhiều khả năng tăng trưởng XK năm nay sẽ vượt mốc 6% (tương ứng 377 tỷ USD) được Bộ Công Thương đặt ra.
Tốc độ tăng trưởng quý II năm 2024 dự báo có thể đạt mức cao theo kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (khoảng 6,32%). Ảnh: Tường Lâm

Tạo đột phá cho các động lực tăng trưởng

(BĐT) - Các động lực tăng trưởng mặc dù đã chuyển biến tích cực hơn, nhưng khó tạo bước đột phá cho tăng trưởng năm 2024 và các năm tiếp theo. Để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, Chiến lược 10 năm 2021 - 2030, sẽ cần thêm những giải pháp đột phá và những nỗ lực, hành động mạnh mẽ để vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội phát triển.
Nhiều tổ chức quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam 2024 có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2023. Ảnh: Lê Tiên

Triển vọng sáng cải thiện tốc độ tăng trưởng

(BĐT) - Với diễn biến tích cực trong 5 tháng đầu năm, giới nghiên cứu cho rằng, kinh tế quý II/2024 sẽ tiếp tục ghi nhận kết quả khả quan, tạo tiền đề hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của cả năm. Dù vậy, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với không ít rủi ro, biến động phức tạp từ bên ngoài và nội tại, cần các giải pháp kích cầu mạnh mẽ hơn, đồng thời quyết liệt cải cách thể chế để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phục hồi.
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, có thể tăng vay nợ nội địa và sử dụng nguồn vốn này để thực hiện các chương trình kích cầu như hỗ trợ thu nhập, trợ cấp và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ảnh: Lê Tiên

Thực thi nhiều giải pháp ứng phó các cơn gió ngược

(BĐT) - Những cơn gió ngược đang làm chậm đà phục hồi kinh tế Việt Nam và tạo ra biến động mạnh với tỷ giá, thị trường vàng và bất động sản. Trong bối cảnh Mỹ vẫn duy trì lãi suất cao năm 2024, ứng phó với rủi ro tỷ giá và lạm phát cần được ưu tiên tại Việt Nam. Bên cạnh đó, có thể cân nhắc một gói kích cầu mới từ dư địa tài khóa, nhưng đột phá cải cách thể chế, môi trường kinh doanh vẫn là giải pháp có tính sống còn để hỗ trợ tăng trưởng và kiềm chế lạm phát.
Việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân đầu tư công sẽ hỗ trợ cho tổng cầu trong ngắn hạn, kích thích tăng trưởng GDP. Ảnh: Lê Tiên

Rủi ro còn nhiều, làm sao đạt mục tiêu tăng trưởng?

(BĐT) - Dù có dấu hiệu phục hồi tích cực trong quý I, nền kinh tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục chú trọng chính sách tài khóa, nhất là giải ngân đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng. Đồng thời, nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách, đặc biệt giữa chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng với nhịp độ vững chắc trong năm nay và năm tới

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng bất chấp bối cảnh bất ổn toàn cầu

(BĐT) - Sáng 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á tháng 4/2024. Theo đó, ADB nhận định, chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng năm 2024 của Việt Nam sẽ đến từ các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, dịch vụ và hoạt động ổn định của ngành nông nghiệp, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối tích cực, thặng dư thương mại được duy trì, tiêu dùng trong nước phục hồi, kích thích tài khóa được tiếp tục với chương trình đầu tư công.
Có 36.244 doanh nghiệp thành lập mới trong quý I/2024, chủ yếu trong các lĩnh vực vận tải, kho bãi; khai khoáng; nghệ thuật, vui chơi và giải trí; chế biến, chế tạo; giáo dục và đào tạo… Ảnh: Nhã Chi

Tăng tốc hỗ trợ doanh nghiệp bám trụ thị trường

(BĐT) - Quý I/2024, số lượng doanh nghiệp (DN) gia nhập và tái gia nhập thị trường vẫn tiếp đà tăng, nhưng so với cùng kỳ năm 2023, mức tăng này là không đáng kể. Trong khi đó, số DN rút lui khỏi thị trường tiếp tục tăng mạnh. Thực tế này đòi hỏi phải tăng tốc hỗ trợ bằng những giải pháp thực chất, giúp DN bám trụ thị trường.
Xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2024 tăng 19% so với cùng kỳ 2023. Ảnh: Tuấn Anh

Kinh tế nhiều điểm sáng, kỳ vọng tăng trưởng khả quan

(BĐT) - Kinh tế Việt Nam sắp bước qua quý I với nhiều điểm sáng. Theo nhiều chuyên gia, phía trước còn nhiều khó khăn, thậm chí bão táp, song vẫn có cơ sở để tin vào kịch bản tích cực trong phát triển kinh tế năm 2024, cùng với đó là những cơ hội đang mở ra cho khu vực doanh nghiệp.
Lạc quan triển vọng kinh tế Việt Nam

Lạc quan triển vọng kinh tế Việt Nam

(BĐT) - Trò chuyện với Báo Đấu thầu trước thềm Xuân Giáp Thìn, đại diện nhiều tổ chức quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao các giải pháp điều hành của Chính phủ Việt Nam giúp tăng trưởng kinh tế đạt kết quả khả quan trong năm 2023 và đặt niềm tin vào triển vọng phát triển tích cực trong năm 2024.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 1/2024 ước tính giảm 4,4% so với tháng trước và tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2023. Ảnh: Tuấn Anh

Kinh tế “chạy đà” khả quan

(BĐT) - Những chỉ báo trong tháng đầu năm 2024 cho thấy kinh tế tiếp tục khởi sắc, mở ra kỳ vọng về xu hướng tăng trưởng tích cực trong cả năm. Tuy nhiên, những bất ổn địa chính trị trên thế giới và hạn chế từ nội tại có thể gây khó cho nỗ lực hồi phục kinh tế, cần có các giải pháp hiệu quả để nắm bắt cơ hội và tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.
HSBC: Năm Giáp Thìn được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều hy vọng hơn cho Việt Nam

HSBC: Năm Giáp Thìn được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều hy vọng hơn cho Việt Nam

(BĐT) - Tại Báo cáo Vietnam At A Glance với tiêu đề "Đông sang, xuân cũng không muộn màng", các chuyên gia kinh tế của HSBC nhận định, năm Giáp Thìn được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều hy vọng hơn cho Việt Nam. Yếu tố quan trọng nhất là năng lực bổ sung trong thương mại từ các dòng vốn FDI ổn định mang lại niềm hy vọng cho lĩnh vực bên ngoài khi chu kỳ thương mại đổi chiều. Mặc dù chu kỳ thương mại là yếu tố mang tính ngắn hạn, FDI phản ánh tâm lý nhà đầu tư trong trung và dài hạn.