(BĐT) - Trong những tháng còn lại của năm 2022, nền kinh tế dự báo tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường, có thể tác động đến hoạt động xuất khẩu (XK). Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 tổ chức ngày 14/7, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu không được lơ là, chủ quan, tập trung phát triển sản xuất, đẩy mạnh XK, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là PC-Covid cho quét QR offline, khai báo y tế một chạm; đề xuất mở đường bay quốc tế đến 15 quốc gia, vùng lãnh thổ từ quý 4/2021; đường sắt Nhổn - ga Hà Nội chạy đoạn trên cao vào cuối năm 2022; Việt Nam nhập siêu 1,45 tỷ USD sau 10 tháng; đề xuất cho doanh nghiệp hoãn tạm nộp 75% thuế thu nhập cả năm…
(BĐT) - Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước tính đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
(BĐT) - Xuất khẩu đã và sẽ tiếp tục là một động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay và những năm sau. Tuy nhiên, sự thiếu đa dạng về thị trường, doanh nghiệp nội chậm cải thiện về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu là một số điểm hạn chế đáng chú ý trong thực trạng hoạt động kinh tế đối ngoại hiện nay.
(BĐT) - Tính từ đầu năm đến 15/8, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt hơn 160,2 tỷ USD, tăng khoảng 1,8%, tương đương gần 3 tỷ USD so với cùng kỳ 2019. Trong khi đó, nhập khẩu đạt 150,2 tỷ USD, giảm khoảng 4 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
(BĐT) - Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội, trong tuần này, UBTV Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA). Để đón được những lợi ích từ EVFTA, lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu sau dịch Covid-19, câu hỏi được nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm đặc biệt hiện nay là cần phải chuẩn bị những gì?
(BĐT) - Xuất khẩu là một động lực tăng trưởng chính của Việt Nam. Để hỗ trợ tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hóa, theo Ngân hàng Thế giới (WB), một trong những giải pháp quan trọng là hoàn thiện quy hoạch giao thông và quy hoạch không gian gắn với các chuỗi giá trị quan trọng; đồng thời khai thác hợp lý hạ tầng giao thông, thay vì cạnh tranh lãng phí giữa các địa phương.
(BĐT) - Kết quả phát triển kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2019 là nền tảng rất quan trọng để chúng ta có năng lực sản xuất mới cho tăng trưởng bền vững. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra chiều 5/11.
(BĐT) - Tính đến thời điểm này, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực với Việt Nam khoảng hơn 2 tháng. Với những cam kết sâu, rộng về thuế quan, CPTPP hứa hẹn tạo thêm cú hích đẩy mạnh xuất khẩu cho nhiều ngành hàng, trong đó có nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
(BĐT) - Báo cáo tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 2/2018 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố cho thấy, hai tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành ước đạt 6,1 tỷ USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2017.
(BĐT) - Bỏ ngay tư duy nhiệm kỳ, đừng ngồi chờ doanh nghiệp (DN) đến “nhờ” mới làm, thay vào đó các thương vụ, đặc biệt là các tham tán phải chủ động làm việc với các đối tác sở tại nhằm đưa thương mại Việt Nam, xuất khẩu Việt Nam đạt được những thành tích mới.
(BĐT) - 10 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam gần bằng cả năm trước. Trong nhiều tháng, Việt Nam liên tục xuất siêu, góp phần đưa mục tiêu tăng trưởng toàn nền kinh tế 6,7% dần trở thành hiện thực. Đáng mừng hơn, xuất khẩu Việt Nam đang tăng trưởng dựa trên những nền tảng vững chắc.
(BĐT) - Trong bối cảnh nhiều thị trường truyền thống gần như bão hòa, sức tiêu thụ giảm thì việc tăng cường khai thác thị trường Trung Đông, châu Phi là một hướng đi chiến lược, có ý nghĩa về lâu dài. Dù vậy, nhiều doanh nghiệp (DN) cho biết họ vẫn đang loay hoay tìm đường xuất khẩu vào các thị trường này.
(BĐT) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 11 đạt hơn 19,04 tỷ USD, giảm 10,2% (tương ứng giảm hơn 2,16 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 10/2017.
(BĐT) - Nền kinh tế Việt Nam dường như được “tôi luyện” qua hành trình vượt khó để hoàn thành những mục tiêu của năm 2017. Khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế đã được nâng lên, giúp tạo nền tảng, kinh nghiệm tốt để tiếp tục vượt qua những khó khăn trước mắt và trung, dài hạn. Đó là một thành công lớn, nằm ngoài sự đo đếm về con số.
(BĐT) - Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 5/2017, Việt Nam nhập siêu gần 2,7 tỷ USD, bằng 1,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 5 ước tính thâm hụt 800 triệu USD, bằng 4,7% kim ngạch xuất khẩu trong tháng.
(BĐT) - Trong 4 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc là một trong 4 quốc gia và vùng lãnh thổ có số dự án và vốn đăng ký đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Hoạt động thương mại giữa hai nước cũng tiếp tục ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ. Bức tranh quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đang hiện lên nhiều gam màu sáng.
(BĐT) - Tại Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2017 diễn ra sáng ngày 20/4, nhiều chuyên gia kinh tế nhìn nhận, xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua có sự tăng trưởng tích cực, tuy nhiên hàm lượng giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu vẫn còn thấp. Cần giải pháp toàn diện để khắc phục thực trạng này.