(BĐT) - Dù là địa phương đầu tiên của cả nước triển khai thành công dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) nhưng hơn 3 năm trở lại đây, TP.HCM chưa có thêm dự án PPP mới. Khi Nghị quyết số 98/2023/QH15 về các chính sách đặc thù cho TP.HCM có hiệu lực, việc cụ thể hóa các dự án PPP trên địa bàn cần sớm được công bố để trở thành kênh dẫn vốn tư nhân hiệu quả.
(BĐT) - Việc dự án PPP phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, Nhà nước mua lại dự án là điều không bên nào mong muốn khi ký hợp đồng, nhưng là thực tiễn đã và có thể xảy ra, đòi hỏi nền tảng chính sách phải có đủ cơ chế để xử lý. Bên cạnh đó, cơ chế chuyển giao, tiếp nhận dự án PPP cũng là một khoảng trống cần lấp sớm khi nhiều dự án sắp hết thời hạn hợp đồng.
(BĐT) - Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) được Chính phủ và hai địa phương có Dự án đi qua rất quyết tâm triển khai để thúc đẩy phát triển liên kết, kinh tế - xã hội cả vùng. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến, khi Dự án đi vào vận hành sẽ có tác động tới 2 dự án BOT hiện hữu, đòi hỏi có phương án sớm và khả thi để giảm thiểu tác động và bảo đảm quyền lợi của các nhà đầu tư 2 dự án này.
(BĐT) - 5 dự án BOT trên tuyến hiện hữu vừa được TP.HCM thông qua đã được đánh giá chi tiết từ nhiều tiêu chí. Ngoài các tiêu chí về tính chất, vai trò quan trọng của tuyến đường, tiêu chí liên quan đến tính khả thi, phương án tài chính, khả năng huy động vốn tư nhân cũng như khả năng cân đối vốn ngân sách đã được TP.HCM làm rõ, từ đó đong đếm được sức hấp dẫn cụ thể của từng dự án đối với các nhà đầu tư.
(BĐT) - Một trong những nội dung quan trọng nhất mà TP.HCM nỗ lực triển khai nhằm hiện thực hóa Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù cho Thành phố là tận dụng đột phá này để kêu gọi tư nhân tham gia phát triển dự án giao thông trọng điểm. Đặc biệt, ưu tiên hàng đầu hiện nay của Thành phố là chuẩn bị kỹ càng nhất để “mở hàng” bằng 5 dự án BOT giao thông trên tuyến hiện hữu trong số 107 tuyến có thể áp dụng hình thức này.
(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Bộ Công Thương yêu cầu EVN giải quyết với 14 dự án điện mặt trời bị áp sai giá; thông xe cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu trước ngày 2/9; TP.HCM chuyển hơn 2.400 ha đất ở Cần Giờ sang diện phi nông nghiệp; Bộ Công an bỏ đề xuất thay đổi phân hạng giấy phép lái xe…
(BĐT) - Nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (DNDA) của các dự án BOT ký hợp đồng từ giai đoạn trước 2018 chia sẻ, họ phải đối diện với khó khăn rất lớn nếu phải bù chênh lệch giữa lãi suất vay thực tế với mức lãi suất vốn vay được tính theo quy định làm căn cứ quyết toán. Khoản bù này cộng với khó khăn về hụt doanh thu nghiêm trọng so với phương án tài chính khiến không ít nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ phá sản DNDA BOT.
(BĐT) - Dù đã qua nhiều thời gian rà soát, đến nay, vẫn chưa thể rõ thời hạn xử lý vướng mắc của những dự án BOT đầu tư từ giai đoạn trước khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư được ban hành. Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp dự án BOT chia sẻ mong mỏi “phao cứu sinh” tung ra đúng lúc, bởi doanh nghiệp đã cạn sức chịu đựng, càng kéo dài khó khăn càng trầm trọng, ảnh hưởng đến cả các nhà đầu tư khi tham gia vào dự án mới.
(BĐT) - Dự án BOT của chúng tôi nói riêng, nhiều dự án đầu tư đã hoàn thành, đi vào vận hành khác nói chung hiện đang gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất do thay đổi chính sách của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch phát triển, phương án tài chính ban đầu xây dựng dựa trên quy hoạch chỉ có 1 đường. Sau này khi đi vào vận hành 1 - 2 năm, thêm nhiều tuyến đường được xây dựng nên bị phân lưu, lưu lượng xe sụt giảm rất nhiều mà phương án tài chính không dự báo được.
(BĐT) - Nhiều quốc lộ xuống cấp chưa được cải tạo; nhiều tuyến cao tốc mới chỉ có 2 làn xe, nguồn lực nào để đầu tư, nâng cấp? Nhiều dự án BOT đã đầu tư bị vỡ phương án tài chính bao giờ được gỡ vướng? Nhu cầu đầu tư hạ tầng rất lớn, nhưng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư lại chuyển sang đầu tư công, nguyên nhân vì sao?...
(BĐT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) kiến nghị Chính phủ bố trí 10.340 tỷ đồng mua lại 5 dự án BOT và mua một phần của 3 dự án đang gặp vướng mắc, thua lỗ.
(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động; TP.HCM sẽ gỡ vướng hơn 81.000 căn nhà chưa có sổ hồng; giá thép giảm lần thứ 5 liên tiếp; Việt Nam sẽ yêu cầu TikTok cung cấp thuật toán gợi ý nội dung; thị trường ô tô Việt Nam sụt giảm trong tháng đầu quý II/2023…
(BĐT) - Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Thành phố về bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù trong dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội, trong đó có đề cập về các dự án BOT trên địa bàn.
(BĐT) - Công ty CP BOT đường tránh Thanh Hóa là doanh nghiệp dự án BOT xây dựng Tuyến tránh phía Tây TP. Thanh Hóa. Dự án đã hoàn thành, đưa vào khai thác năm 2019, đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán và Bộ Giao thông vận tải quyết toán. Theo hợp đồng, Nhà đầu tư thực hiện thu phí tại Trạm thu phí Bỉm Sơn để hoàn vốn.
(BĐT) - Hiện nay còn 8 dự án BOT thực hiện từ giai đoạn trước khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được ban hành, đã hoàn thành đưa vào khai thác nhiều năm, nhưng đang có nguy cơ đổ bể phương án tài chính.
(BĐT) - Hiện nay còn 8 dự án BOT thực hiện từ giai đoạn trước khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được ban hành, đã hoàn thành đưa vào khai thác nhiều năm, nhưng đang có nguy cơ đổ bể phương án tài chính.
(BĐT) - Hiện nay, các bộ, ngành và Chính phủ đang bàn thảo để đưa ra giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại 8 dự án BOT giao thông. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số nhà đầu tư, trên thực tế, còn nhiều dự án BOT giao thông gặp khó khăn cần tháo gỡ. Do không bảo đảm phương án tài chính, nhà đầu tư rơi vào cảnh nợ nần, túng quẫn nên công tác bảo trì, bảo dưỡng tuyến đường BOT phải tiết giảm chi phí tối đa, có thể gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông của các phương tiện lưu thông.
(BĐT) - Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu Công ty TNHH BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp, Công ty TNHH BOT Quốc lộ 1 Sóc Trăng, Công ty TNHH BOT Quốc lộ 1 Bạc Liêu khắc phục ngay các tồn tại trong bảo trì đường bộ tuyến đường do các doanh nghiệp này quản lý.
(BĐT) - Rủi ro từ những dự án BOT đang vận hành, trong đó nổi cộm là vấn đề không được thực hiện lộ trình điều chỉnh giá, phí theo hợp đồng, là một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư, tổ chức tín dụng lo ngại tham gia vào các dự án BOT mới trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ. Nhiều nhà đầu tư đang chờ đợi có sự tháo gỡ về vấn đề này.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề xuất Chính phủ chấm dứt hợp đồng 7 dự án trước thời hạn do các vướng mắc bất khả kháng, phương án giải quyết là dùng vốn ngân sách để mua lại.