(BĐT) - Với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã chỉ ra loạt tồn tại, vướng mắc cùng hướng giải quyết đối với 8 dự án trọng điểm có vai trò động lực cho sự tăng trưởng của khu vực này. Khơi thông điểm nghẽn hạ tầng, vùng Đông Nam Bộ được kỳ vọng sớm lấy lại đà tăng trưởng ổn định.
(BĐT) - Đông Nam Bộ đến năm 2030 là đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ của cả nước; trung tâm tài chính quốc tế, nơi tập trung của các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới; có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á và phát triển ngang tầm các thành phố lớn khu vực châu Á.
(BĐT) - Hàng loạt chủ trương, chính sách nhằm phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và tiềm năng, lợi thế vượt trội của vùng Đông Nam Bộ đã được ban hành như Nghị quyết số 24-NQ/TW, Nghị quyết số 154/NQ-CP, Nghị quyết số 31-NQ/TW, Nghị quyết số 98/2023/QH15... Đây là những tiền đề quan trọng để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển, giữ vững vị trí “đầu tàu” của cả nước theo tinh thần "chủ động kiến tạo phát triển và tăng cường liên kết vùng, hướng tới phát triển nhanh, bền vững".
(BĐT) - Sáng 15/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Phiên họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Quy hoạch phải mang theo tư duy đổi mới, đột phá với sự liên kết giữa các quy hoạch chuyên ngành, địa phương chứ không phải là "phép cộng cơ học".
(BĐT) - Ngày 11/7/2023, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ. Đây là mô hình hội đồng điều phối vùng đầu tiên của cả nước với kỳ vọng duy trì và tạo đột phá cho khu vực “ đầu tàu” kinh tế trong bối cảnh mới. Trong đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là tạo dựng hình hài các trục kết nối hạ tầng giao thông khu vực Đông Nam Bộ.
(BĐT) - Số liệu về thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách (NSNN) ước đến cuối tháng 10/2022 vừa được Bộ Tài chính báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ cho thấy, các tỉnh, thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ còn một lượng vốn rất lớn cần được giải ngân. Trong khi đó, thời gian còn lại của năm 2022 rất hữu hạn, “đầu tàu” Đông Nam Bộ khó cán đích mục tiêu giải ngân hết vốn đầu tư công.
(BĐT) - Tổng hợp từ báo cáo của các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết dự kiến tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của vùng Đông Nam Bộ năm 2020 đạt 6,2%, thấp hơn năm 2019 và không đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch là 8,38%).