(BĐT) - Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là một phương pháp hữu ích để lựa chọn được một nhà đầu tư đủ năng lực, kinh nghiệm phát triển dự án đầu tư có sử dụng đất. Việc hoàn thiện các chính sách pháp luật để thúc đẩy hoạt động này là rất cần thiết để phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực từ đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
(BĐT) - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam đang cùng lúc lựa chọn nhà đầu tư 3 dự án khu đô thị có tổng chi phí thực hiện hơn 8.600 tỷ đồng (chưa kể chi phí bồi thường, tái định cư). Theo biên bản mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, Công ty CP Đầu tư địa ốc Vina Land “ứng tuyển” tại cả 3 dự án. Doanh nghiệp này được thành lập chưa đầy 2 năm, vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng.
(BĐT) - Hàng trăm dự án sử dụng đất (DASDĐ) đã được các địa phương công bố danh mục để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (LCNĐT), trong đó có nhiều dự án có sự tham gia của các doanh nghiệp (DN) mới đi vào hoạt động. Pháp luật hiện hành cho phép DN sử dụng đối tác cùng tham gia dự án bằng thỏa thuận hợp tác, nhưng việc ràng buộc trách nhiệm thực hiện dự án, nhất là với nhà đầu tư là DN trẻ, như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm.
(BĐT) - Một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong chính sách quản lý về đất đai là quá trình tiếp cận đất đai của doanh nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư. Lựa chọn phương thức nào để giao đất, cho thuê đất là câu chuyện được thảo luận nhiều gần đây khi Luật Đất đai (sửa đổi) đang được xây dựng.
(BĐT) - Góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều ý kiến cho rằng nên mở rộng trường hợp khu đất đưa ra đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất hơn so với Dự thảo. Đây cũng là yêu cầu từ thực tiễn, bởi nhiều dự án đã được đưa ra đấu thầu, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương sẽ không đủ điều kiện đấu thầu nếu áp theo quy định tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
(BĐT) - Theo nhiều địa phương, đấu thầu dự án sử dụng đất (DASDĐ) là phương thức dễ thực thi, công khai, minh bạch khi thực hiện giao đất, cho thuê đất, huy động nguồn lực của nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng. Góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), một số ý kiến cho rằng, quy định pháp luật về đất đai nên đẩy mạnh cơ chế đấu thầu DASDĐ thông qua việc đưa ra các tiêu chí lựa chọn quỹ đất mang tính khả thi cao, kế thừa các quy định tốt hiện hành.
(BĐT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó “phục hồi” quy định về giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu dự án sử dụng đất (DASDĐ) từng được quy định trong Luật Đất đai năm 2003. Báo Đấu thầu đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý về đất đai, đầu tư, bất động sản xung quanh nội dung này.
(BĐT) - Sở KH&ĐT tỉnh Thái Bình vừa công bố danh mục dự án có sử dụng đất để tìm nhà đầu tư đối với 3 dự án có sơ bộ tổng chi phí thực hiện là 776,4 tỷ đồng.
(BĐT) - UBND tỉnh Hậu Giang vừa có quyết định chấp thuận nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị mới thị xã Long Mỹ 2, phường Thuận An. Công ty CP Bất động sản Hano - Vid là nhà đầu tư được chấp thuận thực hiện Dự án.
(BĐT) - UBND tỉnh Nghệ An vừa chính thức khởi động việc tìm nhà đầu tư cho Dự án Khu dân cư hiện đại tại thị trấn Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Hồ sơ mời quan tâm dự án này vừa được Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nghệ An công bố đồng thời với việc công khai danh mục dự án có sử dụng đất.
(BĐT) - Từ ngày 20/4/2020, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (NĐ 25) chính thức có hiệu lực thi hành, thay thế Nghị định số 30/2015/NĐ-CP. Việc lựa chọn nhà đầu tư các dự án đầu tư có sử dụng đất sẽ có nhiều thay đổi trong quy trình, thủ tục thực hiện.
(BĐT) - Sau nhiều mong đợi, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP (NĐ 25) thay thế Nghị định 30/2015/NĐ-CP (NĐ 30) đã được Chính phủ ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày 20/4/2020. Với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung, NĐ 25 sẽ góp phần tháo gỡ các vướng mắc về lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội.
(BĐT) - Việc giao đất công có thu tiền hoặc cho thuê đất công trả tiền một lần ở Việt Nam đang chiếm tới 85% nguồn thu từ đất. Đây là nguồn lực có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân sách địa phương. Mặc dù vậy, việc thu từ giá trị đất công vẫn được coi là còn nhiều nhược điểm, mà chủ yếu là không thu đủ giá trị đất đai.
(BĐT) - Phải có nghị quyết của Quốc hội đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương rà soát các dự án giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đảm bảo theo đúng quy hoạch. Thu hồi những dự án có khả năng thực hiện đấu thầu công khai đảm bảo sự cạnh tranh trong việc xác định giá sử dụng đất và quyền sử dụng đất trong phát triển đô thị.