(BĐT) - Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2017/NĐ-CP (NĐ62) định hướng xây dựng Hệ thống đấu giá trực tuyến quốc gia để tổ chức đấu giá trực tuyến các loại tài sản. Trong quá trình thẩm định Dự thảo Nghị định, nhiều ý kiến cho rằng, việc xây dựng Hệ thống cần bảo đảm mục tiêu tăng cường công khai minh bạch, tối đa hóa lợi ích tài sản nhà nước thông qua đấu giá.
(BĐT) - Cùng với định hướng xây dựng Hệ thống mạng đấu giá tài sản quốc gia, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2017/NĐ-CP đang được Bộ Tư pháp lấy ý kiến, định hướng sẽ “khai tử” các trang đấu giá trực tuyến (ĐGTT) được các tổ chức đấu giá tài sản (TCĐGTS) xây dựng và vận hành. Đây là chính sách lớn, tác động đến nhiều TCĐGTS đã và đang bỏ nhiều chi phí, nguồn lực để xây dựng trang ĐGTT của riêng mình.
(BĐT) - Bộ Tư pháp hiện đang trong quá trình lấy ý kiến, hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 16/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản. Trong đó, định hướng quy định thực hiện tất cả các trình tự, thủ tục đấu giá trực tuyến (ĐGTT) phải hoàn toàn trên môi trường Internet. Định hướng này có khả thi?
(BĐT) - Bộ Tư pháp hiện đang hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 16/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản. Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung sẽ hướng tới việc quy định đầy đủ, thống nhất, đồng bộ hình thức đấu giá trực tuyến để thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng hình thức này trong hoạt động đấu giá tài sản.
(BĐT) - 6 năm trước, nhà biểu diễn đa năng đã được TP. Đà Nẵng quyết định chủ trương bán cho một doanh nghiệp tư nhân với giá 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, do đây là tài sản nhà nước phải đấu giá công khai, nên TP. Đà Nẵng đã hủy chủ trương và nay tiến hành bán đấu giá công khai, vào 10h00 ngày 19/5.
(BĐT) - Nhiều địa phương trên cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội khiến nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có đấu giá tài sản (ĐGTS) bị ảnh hưởng. Theo ghi nhận của Báo Đấu thầu, nhiều tài sản đấu giá liên tiếp được gia hạn thời gian đấu giá, tạm dừng đấu giá. Một số địa phương đã có những chỉ đạo mới liên quan đến việc tổ chức ĐGTS trong thời gian giãn cách xã hội.
(BĐT) - Công ty Đấu giá hợp danh Quốc gia vừa thông báo bán đấu giá 35 bất động sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Tổng giá khởi điểm là 62,7 tỷ đồng.
Nhiều công ty đấu giá tại Thanh Hoá đã có thông báo tạm dừng loạt cuộc đấu giá quyền sử dụng đất do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Trước bối cảnh này, UBND tỉnh Thanh Hóa khuyến khích các đơn vị chủ động lựa chọn hình thức đấu giá trực tuyến…
(BĐT) - Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt thông báo bán đấu giá lô cáp đồng cũ, thu hồi, không có nhu cầu sử dụng của Viễn thông Bắc Giang. Cuộc đấu giá dự kiến được tổ chức trực tuyến vào ngày 23/8/2021 trên Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến của Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt (lacvietauction.vn).
(BĐT) - Gần đây, một số chủ tài sản khi lựa chọn tổ chức đấu giá thực hiện bán tài sản đã đưa ra tiêu chí phải thực hiện đấu giá trực tuyến (ĐGTT). Việc đẩy mạnh ĐGTT là xu thế tất yếu, tuy nhiên hiện cả nước mới có 4 tổ chức đấu giá tài sản (ĐGTS) đủ điều kiện thực hiện ĐGTT. Theo một số ý kiến, cần phải có lộ trình và hướng dẫn cụ thể để tránh “bó hẹp” đối tượng, hạn chế sự tham gia của nhiều tổ chức ĐGTS.
(BĐT) - Công ty Đấu giá hợp danh VNA đang chuẩn bị bán đấu giá lô cáp đồng thanh lý đợt 4 năm 2021 của Viễn thông Bình Phước - Chi nhánh Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Tài sản đấu giá là 168.833 kg cáp đồng thô các loại, là hàng đã thu hồi, hư hỏng, không sử dụng được. Giá khởi điểm là 16,498 tỷ đồng, đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
(BĐT) - Với nhiều ưu điểm, hình thức đấu giá trực tuyến (ĐGTT) ra đời theo quy định của Luật Đấu giá tài sản (ĐGTS) được kỳ vọng sẽ mang lại cho hoạt động đấu giá sự minh bạch, cạnh tranh và lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc thực hiện ĐGTT mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu. Để có thể triển khai mạnh mẽ hơn, ĐGTT vẫn cần nhiều sự hỗ trợ về chính sách, pháp lý…, và quan trọng hơn là quyết tâm công khai, minh bạch từ người có tài sản.
(BĐT) - Giám đốc Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng vừa có Quyết định số 236/QĐ-STP phê duyệt Công ty Đấu giá hợp danh Rồng Việt đủ điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến.
(BĐT) - Pháp luật về đấu giá tài sản (ĐGTS) của Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài từ năm 2005, giờ đây mới tiệm cận được hình thức đấu giá tiên tiến - đấu giá trực tuyến.
(BĐT) - Đấu giá trực tuyến là một trong những hình thức đấu giá có nhiều ưu việt. Tuy nhiên, hình thức này cần chi phí đầu tư lớn cho hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin mà không phải tổ chức đấu giá tài sản (ĐGTS) nào cũng có đủ điều kiện để thực hiện. Chia sẻ nền tảng hạ tầng kỹ thuật của các trang thông tin điện tử về đấu giá trực tuyến là một trong những giải pháp đang được tính đến.
(BĐT) - Sở Tư pháp Hà Nội vừa phê duyệt tổ chức đấu giá tài sản (ĐGTS) đầu tiên trên cả nước đủ điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến (ĐGTT). Đây là một trong những hình thức đấu giá có nhiều ưu việt, được kỳ vọng hạn chế thông đồng, dìm giá, hướng tới minh bạch, hiệu quả trong ĐGTS.
(BĐT) - Mặc dù được quy định trong Luật Đấu giá tài sản nhưng sau gần 3 năm thi hành Luật, một số doanh nghiệp đấu giá tài sản mới khởi động thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến.
(BĐT) - Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu giá tài sản đang được lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, địa phương, trong đó có nội dung cấp, thu hồi thẻ đấu giá viên. Một số ý kiến nghị quản lý chặt chẽ hơn việc đề xuất đấu giá viên không được kiêm nhiệm một số ngành nghề bổ trợ tư pháp.
(BĐT) - Với ưu điểm không ràng buộc về thời gian, vị trí địa lý, số lượng người tham gia đấu giá…, hình thức đấu giá trực tuyến đang được nhiều quốc gia áp dụng.