Chiều 11/11, sau khi kết thúc phần chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, từ 15.50’ dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
(BĐT) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) tiếp tục gặp khó khăn trong tháng 9 và khó có thể bứt phá trong những tháng cuối năm khi nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức, đặc biệt tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự kiến tăng ở mức thấp đáng kể so với mục tiêu đặt ra. Với dư địa tài khóa và chính sách vĩ mô được củng cố ổn định nhiều năm trước, nhiều ý kiến cho rằng, việc chấp nhận tăng bội chi và nợ công để thêm nguồn lực hỗ trợ hồi phục kinh tế là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
(BĐT) - Để có quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) trình Quốc hội, phải có 6 vạn quyết toán của các đơn vị, hàng chục ngàn quyết toán xã, hàng trăm quyết toán cấp huyện. Tình trạng lồng ghép ngân sách này cùng với việc quản lý chi NSNN không chặt chẽ gây hoài nghi về tính minh bạch trong quản lý NSNN.
(BĐT) - Tổng thu NSNN 3 năm 2016-2018 ước đạt 54,68% kế hoạch 5 năm. Tuy nhiên, phần tăng thu chủ yếu là ngân sách địa phương, số thu từ sản xuất kinh doanh 2 năm liên tiếp không đạt dự toán (2017 và 2018) đã ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng của ngân sách trung ương theo kế hoạch và tạo áp lực lên mục tiêu giảm bội chi NSNN.
(BĐT) - Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG), cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) 7 tháng đầu năm tiếp tục diễn biến khá ổn định, bội chi NSNN ở mức thấp, chủ yếu do thu NSNN giữ được xu hướng tăng.
(BĐT) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 07 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN), quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
(BĐT) - Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG), cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm diễn biến khá ổn định, bội chi NSNN ở mức thấp, bằng 18,67% dự toán, chủ yếu do thu ngân sách đạt khá.
(BĐT) - Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015, với mức bội chi ngân sách là 263.135 tỷ đồng, bằng 6,28% GDP, không bao gồm kết dư ngân sách địa phương.
(BĐT) - Tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra sáng 15/5, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội lưu ý, bội chi NSNN năm 2017 có thể tăng thêm do chuyển nguồn vốn TPCP (khoảng 33%) từ năm 2016 sang, giải ngân vốn ODA vượt dự toán, nguồn vay bù đắp bội chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Luật NSNN năm 2015.
Ngày 7/4/2016 đã mở đầu một bước ngoặt trong quá trình cải cách và phát triển cho cả năm 2016 và những năm tiếp theo, với việc Chính phủ được kiện toàn do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu.
(BĐT) - Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017 vừa được Quốc hội thông qua với 79,31% số đại biểu Quốc hội có mặt tại Hội trường bỏ phiếu tán thành.
(BĐT) - Nghị quyết về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 đã được Quốc hội thông qua sáng nay (9/11), với 428/438 số đại biểu tham gia biểu quyết.
(BĐT) - Bộ Tài chính cho biết, tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 10/2016 ước đạt 110 nghìn tỷ đồng; luỹ kế chi 10 tháng đạt 980,5 nghìn tỷ đồng, bằng 77% dự toán năm, tăng 6,9% so cùng kỳ năm 2015.
(BĐT) - Theo Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện tháng 8 ước đạt 69,49 nghìn tỷ đồng, giảm 28,9 nghìn tỷ đồng so với tháng 7.
(BĐT) - Thu ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm tiếp tục căng thẳng khiến Bộ Tài chính hết sức lo lắng trước khả năng bội chi và nợ công năm 2016 sẽ gia tăng.
(BĐT) - Nợ công tăng cao, nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi cũng tăng theo đang “bào mòn” ngân sách nhà nước (NSNN) với tốc độ rất lớn khiến bội chi như “con ngựa bất kham”. Muốn bảo đảm an toàn tài chính quốc gia, các chuyên gia cho rằng, phải cơ cấu lại cả nguồn thu và nguồn chi.
Bội chi cao, nợ công còn lớn, tái cơ cấu kinh tế chậm trễ…, đó là những “món nợ” mà các đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ này đang kỳ vọng sẽ được giải quyết trong nhiệm kỳ sau.
(BĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các bộ ngành chức năng sớm trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để tận dụng được cơ hội, hoá giải thách thức mà TPP mang lại khi bài học WTO vẫn còn nguyên tính thời sự.
Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước năm 2015 bằng 6,1%/GDP, cao hơn mức đã báo cáo Quốc hội song vẫn nằm trong giới hạn mà Quốc hội đã thông qua. Vậy đâu là lý do?