(BĐT) - Bộ Tư pháp đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Trong đó, chế tài nào để xử lý vi phạm người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản để hạn chế tình trạng người trúng đấu giá bỏ cọc như thời gian qua khiến cho thị trường bất động sản bị nhiễu loạn đang nhận được nhiều quan tâm.
(BĐT) - Những phiên đấu giá cát xây dựng “vô tiền khoáng hậu” diễn ra gần đây với số lượng ngày càng nhiều làm dấy lên lo ngại về tình trạng thao túng giá, đấu giá theo “cảm xúc” rồi bỏ cọc khiến cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản và chính quyền địa phương bối rối.
(BĐT) - Hà Nội đề nghị công an Thành phố xem xét các biện pháp để kịp thời phát hiện vi phạm trong công tác đấu giá đất, đồng thời công khai những người trả giá cao rồi "bỏ cọc".
(BĐT) - Sau cuộc đấu giá gây xôn xao dư luận ngày 10/8/2024 với giá trúng lên tới hơn 100 triệu đồng/m2 ở huyện Thanh Oai (Hà Nội), thời hạn nộp tiền trúng đấu giá đã kết thúc với 55/68 lô đất (tương ứng 80%) chưa được người trúng đấu giá thực hiện nghĩa vụ tài chính. Nhiều ý kiến cho rằng, cần loại trừ các giá trúng đấu giá quá cao so với mặt bằng chung để tránh tác động tới công tác thẩm định giá tài sản ở các đợt đấu giá tiếp theo.
(BĐT) - Sáng 14/3, tại Phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Theo đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo Dự thảo Luật bổ sung chế tài xử lý vi phạm đối với người trúng đấu giá không nộp tiền trúng đấu giá trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo quy định tại Điều 87 của Luật Đấu thầu năm 2023.
(BĐT) - Thời gian qua, hoạt động đấu giá tài sản liên tiếp ghi nhận tình trạng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường rồi không nộp tiền trúng đấu giá, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này. Luật sư, Đấu giá viên Quản Văn Minh, Chủ tịch Hội Đấu giá viên TP. Hà Nội kỳ vọng, tình trạng này sẽ giảm bớt khi Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản bổ sung thẩm quyền của người có tài sản đấu giá.
(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là đề xuất thu phí 1.900 đồng mỗi km vành đai 4 Hà Nội; Quảng Bình đấu giá 28 lô đất lần 2 hơn 60 tỷ đồng nhưng bất thành; Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị thi tốt nghiệp 2025 với hai môn bắt buộc; Hà Nội nằm trong nhóm 3 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước về thu hút FDI…
Sau buổi đấu giá diễn ra rầm rộ, 46 lô đất tại huyện Gio Linh (Quảng Trị) được công bố kết quả trúng đấu giá nhưng sau đó những người trúng đấu giá “quay xe”, chấp nhận bỏ cọc 41 lô.
Khi các lô đất được đấu giá vượt sàn cao kỷ lục, từ thành phố đến miền núi ở tỉnh Quảng Trị xuất hiện tình trạng sốt đất. Tuy nhiên sau đó, hàng chục khách hàng lại bỏ cọc, nên địa phương phải ra quyết định hủy bỏ công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là cầu kính Bạch Long được công nhận kỷ lục Guinness; đề xuất lập trung tâm mua sắm trang thiết bị y tế cho TP.HCM; đề xuất gần 5.000 tỷ đồng kéo điện lưới ra Côn Đảo; nộp vào ngân sách 15 tỷ đồng do người đấu giá đất bỏ cọc; mặt cầu Long Biên bị thủng…
Theo HoREA, quy định cấm tham gia đấu giá một số năm không có tác dụng răn đe đối với doanh nghiệp làm ăn lôm côm, nhà đầu tư lập từng doanh nghiệp riêng để "đánh quả".
(BĐT) - Chế tài xử lý hành vi không lành mạnh trong đấu giá quyền sử dụng đất như: đấu giá cao rồi bỏ cọc, tự ý bỏ tiền đặt trước, từ chối tham gia đấu giá, chấm dứt hợp đồng trúng đấu giá... cần được xem xét thấu đáo, cẩn trọng để một mặt hạn chế các hành vi không lành mạnh, mặt khác đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia đấu giá.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất trường hợp người tham gia đấu giá đất tự ý bỏ khoản tiền đặt cọc và từ chối tham gia đấu giá thì trong thời gian 5 năm không được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất.
Sở Tư pháp Bắc Giang cho biết, tỷ lệ số lô đất đấu giá bỏ cọc trên địa bàn Tỉnh đến hơn 16%, tức cứ 100 lô được đưa ra đấu giá thì có trung bình 16 lô bỏ cọc.
(BĐT) - Theo nhiều chuyên gia, pháp luật không cấm việc doanh nghiệp bỏ cọc, chấm dứt hợp đồng trúng đấu giá đất dự án. Tuy nhiên, các quy định pháp luật, chế tài cho việc này còn nhiều hạn chế, chưa bám sát với thực tiễn. Nếu doanh nghiệp mất tiền cọc là không đủ, thì cần bổ sung việc phạt hành chính và quy định cụ thể về năng lực tài chính của nhà đầu tư tham gia đấu giá .
(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là bỏ cọc tiền tỷ sau vụ đấu giá đất ở Hà Nội 'chốt' gần 400 triệu/m2; công an Hà Nội lập biên bản điện tử, tài xế nộp phạt trực tuyến từ ngày 1/3; thanh tra các dự án điện phát triển trong 10 năm qua; nhiều tuyến đường BOT giảm doanh thu; xung đột giữa nhà mạng và ngân hàng quanh phí SMS Banking; doanh nghiệp taxi sẽ tăng giá cước nếu xăng không hạ nhiệt…
(BĐT) - Thị trường bất động sản khu Đông TP.HCM, tức TP. Thủ Đức hiện nay, đã có sự biến động nhất định sau vụ 2 doanh nghiệp đấu giá đất ở Thủ Thiêm bỏ cọc nhưng thời gian tới sẽ cân bằng trở lại.