#VCCI
Nhiều đạo luật quan trọng như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… đã được thông qua nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho môi trường đầu tư kinh doanh. Ảnh: Lê Tiên

Kỳ vọng có chuyển biến lớn trong tư duy quản lý

(BĐT) - Nhiều tồn tại, bất cập trong pháp luật kinh doanh đã được cơ quan nhà nước lắng nghe và từng bước tháo gỡ. Tuy nhiên, theo ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), vẫn còn một số vướng mắc chưa được giải quyết triệt để, một số chính sách chưa phù hợp, cần tiếp tục thay đổi mạnh mẽ về tư duy quản lý để tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp lớn mạnh.
Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) đề xuất đánh thuế giá trị gia tăng đối với hầu hết dịch vụ xuất khẩu (về cơ bản là mức 10%) thay vì được hưởng thuế suất 0%

Sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng: Băn khoăn thuế suất với dịch vụ xuất khẩu

(BĐT) - Do khó xác định được chính xác hàng hóa tiêu dùng ở trong nước hay ở nước ngoài tại thời điểm cung cấp dịch vụ, Ban soạn thảo Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) đề xuất chỉ giới hạn một số dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế giá trị gia tăng (GTGT) ở mức 0%, các dịch vụ còn lại đều chịu mức thuế cao hơn. Điều này gây quan ngại làm giảm sức cạnh tranh của dịch vụ xuất khẩu Việt Nam.
Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ được tổ chức lần thứ 6 nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại và giao thương giữa hai nước

Hiện thực hóa mục tiêu đưa Hoa Kỳ vào nhóm 10 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam

(BĐT) - Sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, theo nhận định của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2023 diễn ra sáng 31/10, tiềm năng, cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là vô cùng to lớn, được xác định là động lực chủ yếu và là động cơ vĩnh cửu thúc đẩy song phương.
Doanh nghiệp kêu khó tiếp cận gói hỗ trợ 2% lãi suất. Ảnh: Nhã Chi

Nếu không cấp bách thì không nên thêm gánh nặng cho DN

(BĐT) - Hiện nay, nhiều bộ, ngành chuẩn bị ban hành những quy định mới về tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy, thuế tiêu thụ đặc biệt, định mức chi phí tái chế… Trong bối cảnh khó khăn đang bủa vây, doanh nghiệp (DN) bày tỏ lo lắng về nguy cơ gia tăng chi phí tuân thủ quy định pháp luật mới, trong khi khó tiếp cận những chính sách hỗ trợ hiện hành.
Doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu có thể phải đáp ứng các tiêu chí về phát triển bền vững như: năng lượng xanh, giảm phát thải carbon... Ảnh minh họa: Ngọc Hà

Doanh nghiệp cần kiên định con đường phát triển bền vững

(BĐT) - Đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trên thương trường, nhưng các chuyên gia vẫn mong rằng sẽ có nhiều doanh nghiệp (DN) kiên định chọn con đường phát triển bền vững (PTBV), vì đây là yêu cầu của đối tác trong chuỗi cung ứng, cũng như xu thế hội nhập toàn cầu. Trong nỗ lực thúc đẩy PTBV, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa phát động Chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2023, với bộ tiêu chí có nhiều cải tiến.
Cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân sẽ tạo sức mạnh cho thương hiệu Việt hội nhập quốc tế, mở rộng liên kết hợp tác trên tinh thần cùng thành công, cùng thắng. Ảnh: Tuấn Ngọc

Xây đắp tinh thần kinh doanh, khát vọng làm giàu chân chính

(BĐT) - Chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã và đang phải đối mặt, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho rằng, thách thức cũng chính là cơ hội để DN, doanh nhân đổi mới, trở nên mạnh mẽ hơn, tạo các liên kết hợp tác phát triển bền vững, xây dựng thương hiệu Việt, hàng hoá Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường trong nước và toàn cầu.
Toàn cảnh Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống VCCI. Ảnh: Bích Thủy

VCCI và hành trình 60 năm đồng hành nâng tầm vị thế doanh nghiệp

(BĐT) - Sáng ngày 26/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống VCCI (27/4/1963 - 27/4/2023) với sự tham dự của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đại diện lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ban ngành trung ương, địa phương; đại sứ 28 nước cùng các vị khách quốc tế đến từ 60 nước, và cộng đồng doanh nghiệp (DN).
Việc giảm rủi ro pháp lý cho kinh doanh đòi hỏi nhiều biện pháp lâu dài, bền bỉ. Ảnh: Tiên Giang

Giảm bất cập chính sách sẽ tăng hiệu quả doanh nghiệp

(BĐT) - Trong khi việc tiếp cận dòng tiền gặp nhiều khó khăn, chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế khó đến được với doanh nghiệp (DN), thì hàng loạt thủ tục, quy định mới hay biện pháp quản lý nhà nước “giật cục”, “phanh gấp” khiến chi phí tuân thủ của DN bị đội lên gấp bội. Ách tắc và sụt giảm động lực đầu tư sản xuất kinh doanh là cụm từ được nhiều DN, hiệp hội phản ánh khi nói đến tác động của dòng chảy pháp luật kinh doanh hiện nay.
Trong khi doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ 4G, việc chưa dừng phát sóng 2G khiến tình trạng hàng lậu công nghệ 2G với giá rẻ tiếp tục hoành hành

Doanh nghiệp kêu về nhiều chính sách hỗ trợ

(BĐT) - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đang chuẩn bị công bố Báo cáo Dòng chảy pháp luật năm 2022. Những vấn đề được đề cập trong Báo cáo như chính sách hỗ trợ không đến được với doanh nghiệp (DN), gánh nặng thủ tục kiểm tra chuyên ngành… là những bất cập phổ biến đã được cộng đồng DN phản ánh nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục triệt để.
Ảnh chỉ mang tính minh họa: Internet

Nhiều ý kiến trái chiều về áp thuế tiêu thụ đặc biệt với kinh doanh trò chơi điện tử

(BĐT) - Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến (game online), Bộ Tài chính cần làm rõ việc Nhà nước có cần thiết phải can thiệp hoạt động kinh doanh này bằng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hay không; bằng chứng khoa học và thực tế nào cho thấy có nguy hại đối với người chơi. Nếu đánh thuế mang lại lợi ích quá nhỏ, không làm giảm được tác hại của game đối với người chơi thì không nên áp dụng, mà thay bằng công cụ quản lý hành chính khác.
Dệt may sẽ là nhóm doanh nghiệp đầu tiên phải tuân thủ tiêu chuẩn sinh thái mới được Liên minh châu Âu ban hành vào cuối tháng 3/2022. Ảnh: Internet

Thay đổi tư duy để bắt kịp xu hướng xanh hóa kinh tế

(BĐT) - Bối cảnh kinh tế đang có nhiều gam màu xám, khiến doanh nghiệp (DN) đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về tiếp cận vốn, sụt giảm đơn hàng... Nhưng nếu nhận diện rõ, nắm bắt kịp thời, hòa nhịp với các xu thế mới như phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn..., thì đây sẽ là thời cơ để DN tạo ra đột phá, phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Thời gian kiểm tra thông quan còn chậm, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt là nông sản. Ảnh: Phan Hậu

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu 4 tỉnh, thành phía Bắc: Hai vấn đề cần tháo gỡ để tăng sức cạnh tranh

(BĐT) - Sáng kiến kết nối kinh tế 4 địa phương phía Bắc nằm trên trục cao tốc phía Đông từ Hà Nội, Hải Phòng đến cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) gồm: Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên được kỳ vọng sẽ tạo chuỗi liên kết với không gian phát triển mới, tạo thành một khu vực kinh tế động lực tăng trưởng, phát triển năng động. Song để đạt được mục tiêu đó, phải sớm gỡ bỏ các rào cản về thủ tục hải quan, kiểm tra chuyên ngành, tiết giảm chi phí logistics.
Toàn cảnh Hội nghị

4 tỉnh phía Bắc đối thoại doanh nghiệp khơi thông nguồn lực phát triển

(BĐT) - Sáng ngày 2/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu tại 4 tỉnh, thành phố phía Bắc: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên.
Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng mở rộng phạm vi điều chỉnh sẽ góp phần thúc đẩy xử lý nợ xấu. Ảnh: Tiên Giang

VCCI góp ý sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Bổ sung quy định về hạn mức tín dụng

(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xây dựng Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD), trong đó, một điểm được dư luận quan tâm và cho rằng cần làm rõ là hạn mức tăng trưởng tín dụng. Theo đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị bổ sung quy định về chính sách giới hạn tăng trưởng tín dụng vào Dự thảo Luật. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không nên đưa vào Luật mà nên kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo các tiêu chí về an toàn vốn, khả năng kiểm soát rủi ro.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc thu hút đông đảo cộng đồng doanh nghiệp hai nước tham gia

Nhiều triển vọng hợp tác đầu tư - thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc

(BĐT) - Theo ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hơn 20 doanh nghiệp (DN) Cộng hòa Séc và nhiều DN Việt Nam tham dự Diễn đàn DN Việt Nam - Cộng hòa Séc diễn ra chiều ngày 21/2 cho thấy mối quan tâm của cộng đồng DN hai nước, hứa hẹn nhiều triển vọng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, xứng đáng với tiềm năng và quan hệ hữu nghị truyền thống rất tốt đẹp giữa hai nước.
Các FTA thế hệ mới là cơ hội để Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Ảnh: Huấn Anh

Doanh nghiệp Việt Nam vững vàng trong hội nhập

(BĐT) - Để phát triển vững vàng trong năm 2023 và xa hơn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại, chọn lựa mô hình và mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm xây dựng năng lực cạnh tranh cốt lõi và thực hành các chuẩn mực đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh tiến bộ.
Doanh nghiệp mong chờ những chính sách ổn định và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Song Lê

Linh hoạt trong thực thi chính sách hỗ trợ DN

(BĐT) - Việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến tăng lãi suất là hai yếu tố quan trọng nhất tác động đến kinh tế Việt Nam trong năm nay. Để ứng phó với các biến động đó, giới chuyên gia khuyến nghị, cần nâng cao hiệu quả các chính sách hỗ trợ bằng cách tạo động lực thực thi từ các cấp, có thể tính đến việc nới lỏng chính sách tiền tệ ở thời điểm phù hợp và tạo dựng niềm tin để khơi thông thị trường vốn cho doanh nghiệp.