#thẩm định giá
Doanh nghiệp thẩm định giá có vai trò là đơn vị tư vấn cho các chủ tài sản. Ảnh: St

Doanh nghiệp thẩm định giá: Muốn trụ vững, phải thay đổi

(BĐT) - Sau khi Bộ Tài chính chỉ ra những tồn tại, thiếu sót trong việc chấp hành quy định pháp luật về thẩm định giá (TĐG), các chuyên gia cho rằng, đây là lúc doanh nghiệp (DN) TĐG tự đánh giá, chấn chỉnh hoạt động, nếu không sẽ bị “sàng lọc” khỏi cuộc chơi. Cùng với đó, việc sửa đổi Luật Giá cần khắc phục những điểm thiếu chặt chẽ về TĐG, hướng dẫn cụ thể cho phù hợp với tình hình mới.
Sự yếu kém về chất lượng của các chứng thư thẩm định giá lĩnh vực thiết bị y tế khiến việc xây dựng dự toán gói thầu gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Song Lê

Khoảng hở chất lượng thẩm định giá

(BĐT) - Chứng thư thẩm định giá - tài liệu quan trọng để lập dự toán gói thầu - cần được xây dựng bởi đội ngũ thẩm định viên chuyên nghiệp, liêm chính. Coi nhẹ khâu thẩm định giá là nguy cơ làm giảm hiệu quả đầu tư, đẩy những người tham gia hoạt động mua sắm vào rủi ro pháp lý.
Nhiều thiết bị dạy học tối thiểu lớp 3, lớp 7 và lớp 10 thuộc danh mục sản phẩm mới chưa phổ biến, có sẵn trên thị trường, nên việc thẩm định giá gặp khó khăn. Ảnh: Nhã Chi

Mua sắm thiết bị giáo dục phổ thông: Chậm trễ do đâu?

(BĐT) - Theo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành từ năm 2018 (gọi tắt là Chương trình GDPT 2018), năm học 2022 - 2023 là thời điểm triển khai mua sắm bổ sung, thay thế danh mục các thiết bị dạy học tối thiểu lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Tuy nhiên, hơn một kỳ học đã trôi qua, không nhiều cơ sở giáo dục công lập hoàn thành đấu thầu mua sắm các danh mục thiết bị này. Vậy, tình trạng chậm trễ do đâu?
Thửa đất số 59 đã được xây dựng công trình

Đà Nẵng: Mời định giá lô đất 59 Lê Duẩn lần thứ 3

(BĐT) - Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự thành phố Đà Nẵng đang mời lần thứ 3 đến các đơn vị chức năng báo giá dịch vụ tư vấn thẩm định giá đất đối với khu đất số 59 đường Lê Duẩn.
Ảnh minh họa: Internet

Bịt lỗ hổng pháp luật thẩm định giá như thế nào?

(BĐT) - Trước những yếu kém trong hoạt động thẩm định giá dẫn đến hàng loạt các sai phạm trong đấu thầu, đấu giá thời gian qua, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng, có nhiều nguyên nhân khách và chủ quan; song giải pháp đưa ra là cần hoàn thiện các cơ chế chính sách và văn bản pháp luật về thẩm định giá, tiêu chuẩn thẩm định giá… bằng cách định lượng được các tiêu chuẩn thẩm định để có cơ sở tính toán và cơ sở để thanh, kiểm tra cho chuẩn mực.
Trước đây những sai phạm về đấu thầu thường xảy ra ở các dự án trong lĩnh vực giao thông, xây dựng…, nhưng thời gian gần đây liên tục bị phát hiện ở các lĩnh vực như y tế, giáo dục. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Hàng loạt vụ án trong lĩnh vực y tế giáo dục bị khởi tố: “Bẫy” thẩm định giá

(BĐT) - Chỉ trong một thời gian ngắn, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố hình sự nhiều vụ việc vì “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội, Sở Y tế Hà Tĩnh, Sở Y tế Cần Thơ, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên...
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, nếu nâng cao điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá sẽ tác động đến tính cạnh tranh và quyền lựa chọn của khách hàng. Ảnh minh họa: Lê Tiên

Siết điều kiện kinh doanh thẩm định giá có phù hợp?

(BĐT) - Số lượng doanh nghiệp (DN) thẩm định giá phát triển nhanh được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, những sai phạm về chuyên môn nghiệp vụ do thiếu kiến thức, kinh nghiệm. Do đó, tại Dự thảo Luật Giá (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất quy định khắt khe hơn về hoạt động của DN thẩm định giá. Song, có ý kiến cho rằng điều này chưa hẳn là phù hợp.
Ban soạn thảo Nghị định bổ sung điều kiện nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ thẩm định giá. Ảnh: Lê Tiên

Sửa Nghị định 89/2013/NĐ-CP về thẩm định giá: Giằng co bổ sung điều kiện hành nghề

(BĐT) - Qua nhiều lần góp ý cho Dự thảo Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 6/8/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá, đến nay, cộng đồng doanh nghiệp (DN) vẫn cho rằng, còn nhiều nội dung chưa được Ban soạn thảo (Bộ Tài chính) tiếp thu và giải trình thuyết phục. Vấn đề gây tranh cãi chủ yếu xoay quanh 2 nội dung mới được bổ sung trong Dự thảo Nghị định.
VCCI cho rằng, quy định khắt khe về điều kiện kinh doanh sẽ khiến nhiều DN buộc phải rút lui, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong lĩnh vực thẩm định giá. Ảnh: Nhã Chi

Ý kiến trái chiều về điều kiện kinh doanh thẩm định giá

(BĐT) - Sau hơn 6 năm có hiệu lực, Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập dẫn đến tình trạng phát triển “nóng” về số lượng doanh nghiệp (DN), cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng dịch vụ thấp... 
Ở vụ việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, hai đơn vị tư vấn thẩm định giá có nhiều sai phạm trong thẩm định giá. Ảnh: Chấn Sơn

Chặn thất thoát tài sản nhà nước từ thẩm định giá

(BĐT) - Đẩy cao hoặc hạ thấp bất thường giá trị tài sản là thủ thuật được các công ty thẩm định giá áp dụng, gây thất thoát nặng nề tài sản nhà nước. Nhiều sai phạm như vậy đã bị phanh phui trong năm nay khiến một số cá nhân phải chịu các hình thức kỷ luật, thậm chí vướng vòng lao lý.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Thẩm định giá, tại sao tiềm năng chưa được khai phá?

(BĐT) - Thẩm định giá trị tài sản đang là một nghề có xu hướng phát triển trong nền kinh tế thị trường. Nghề thẩm định giá tại Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định, dần khẳng định được vai trò trong nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập, tuy nhiên so với tiềm năng thì vẫn còn khoảng cách khá xa.