#ổn định kinh tế vĩ mô
Thường trực Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo việc làm, sinh kế cho người dân. Ảnh: Trần Việt

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô

(BĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2024; tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia; các báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại Phiên họp toàn thể thứ 13. Ảnh: Nam An

Năm 2024 sẽ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô

(BĐT) - Tiếp tục Phiên họp toàn thể thứ 13, ngày 27/9, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thực hiện thẩm tra tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn của thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường bất động sản. Ảnh: Lê Tiên

Kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

(BĐT) - Ngày 9/5, tại Phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, những khó khăn, thách thức từ năm 2022 đang gây áp lực lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô và khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023.
Cần đánh giá chính xác, cụ thể những mặt thuận lợi và khó khăn của từng ngành sản xuất kinh doanh để có giải pháp phù hợp. Ảnh: Nhã Chi

Kích cầu phù hợp để hỗ trợ nền kinh tế

(BĐT) - Trao đổi với phóng viên Báo Đấu thầu về diễn biến kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2023, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, điểm sáng nổi bật nhất là kết quả giải ngân vốn đầu tư công cao hơn hẳn năm ngoái. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế cũng cho thấy cộng đồng doanh nghiệp (DN) đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, cần có giải pháp kích cầu nền kinh tế, trong đó chú trọng thị trường nội địa sắp tròn 100 triệu dân.
Việc FED tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư liên tiếp sẽ gây áp lực với công tác điều hành chính sách tiền tệ của các nước, trong đó có Việt Nam. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Chính sách tiền tệ thêm áp lực lớn

(BĐT) - Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư liên tiếp sẽ gây áp lực với công tác điều hành chính sách tiền tệ của các nước, trong đó có Việt Nam. Giới chuyên gia dự báo, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ có đợt tăng lãi suất tiếp theo, song mức tăng sẽ không lớn bởi phải cân nhắc nhiều mục tiêu bao gồm việc tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi và ổn định kinh tế vĩ mô.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng liên quan tới xây dựng pháp luật và ổn định kinh tế vĩ mô - Ảnh: VGP

Fed tiếp tục nâng lãi suất, Thủ tướng chỉ đạo ngay giải pháp điều hành vĩ mô

(BĐT) - Sáng ngày 22/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng liên quan tới xây dựng pháp luật và ổn định kinh tế vĩ mô. Tại phiên họp, Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô sau khi Fed tiếp tục nâng lãi suất.
Đầu tư công là động lực tăng trưởng quan trọng cho các tháng cuối năm và năm 2023. Ảnh: Lê Tiên

Gỡ điểm nghẽn, tạo động lực tăng trưởng dài hạn

(BĐT) - Theo nhiều dự báo, năm nay tăng trưởng trên 7% là “trong tầm tay”. Tuy nhiên, nếu nhìn sang năm 2023 và cả kế hoạch 5 năm, cần nỗ lực rất lớn để duy trì đà tăng trưởng cao khi khó khăn, thách thức đang ngày càng lớn hơn. Nhiều ý kiến cho rằng, giải pháp mà chúng ta có thể chủ động là tháo gỡ nhanh chóng điểm nghẽn để phát huy hơn nữa những động lực tăng trưởng nội tại.
Khi độ mở của nền kinh tế lớn với quy mô xuất nhập khẩu tương đương khoảng 200% GDP, một biến động nhỏ ở bên ngoài có thể tác động lớn đến trong nước. Ảnh: Tiên Giang

Nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

(BĐT) - Ngày 28/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành bàn về những giải pháp, đối sách phù hợp cả trước mắt và lâu dài để tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với các cơ chế, chính sách, giải pháp trong trung và dài hạn, cần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình phục hồi và hướng tới tăng trưởng bền vững. Ảnh: Tường Lâm

Kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

(BĐT) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thiện Báo cáo đánh giá tình hình quốc tế, việc điều chỉnh chính sách của các nước, đối tác; tình hình kinh tế trong nước và đề xuất đối sách, giải pháp.
Năm 2022 sẽ là năm có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Ảnh Internet

Năm 2021: Nỗ lực lớn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

(BĐT) - Năm 2021 là năm rất đặc biệt bởi chưa bao giờ nền kinh tế nước ta phải dồn tâm sức và nguồn lực cho công tác phòng, chống đại dịch và cũng chưa bao giờ nhiều tỉnh, thành, địa phương phải thực hiện các biện pháp giãn cách như thời gian vừa qua. Trong một bối cảnh đặc biệt, những kết quả phát triển kinh tế dù còn nhiều chỉ tiêu thấp hơn mục tiêu nhưng được đánh giá là nỗ lực rất lớn.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, chúng ta vẫn giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, cơ bản bảo đảm các cân đối lớn - Ảnh Thành Chung

Trong khó khăn, vẫn giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô

(BĐT) - Sáng ngày 12/10/2021, tại phiên họp thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc đã cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều ngành, lĩnh vực, nhất là khu vực dịch vụ, du lịch tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch. Ảnh: Tiên Giang

Nếu có giải pháp tốt sẽ giữ được đà tăng trưởng

(BĐT) - Nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) trong thời gian còn lại của năm 2021 là rất nặng nề, khó khăn, song hầu hết các đại biểu Quốc hội đều tin tưởng, Việt Nam sẽ sớm đẩy lùi dịch bệnh, thực hiện thành công “mục tiêu kép”.
Theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nếu dịch bệnh ở Việt Nam được kiểm soát vào tháng 10, tăng trưởng kinh tế cả năm có thể đạt 5,9%. Ảnh: Lê Tiên

Cải cách để giữ đà tăng trưởng kinh tế

(BĐT) - Theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm sẽ thụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát dịch, tiến độ giải ngân đầu tư công, hỗ trợ kinh tế số - chuyển đổi số, khả năng tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA)... Để duy trì đà tăng trưởng, cần thúc đẩy cải cách hướng tới phục hồi bền vững, hỗ trợ kinh doanh, nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo...
Để hoàn thành mục tiêu 5.000 km đường cao tốc đến năm 2030 cần có thêm những cơ chế đặc biệt. Ảnh: Lê Tiên

Bối cảnh đặc biệt cần cơ chế đột phá

(BĐT) - Theo nhiều ý kiến, bối cảnh phát triển của năm 2021 là vô cùng đặc biệt, vừa phòng chống dịch vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phải bảo đảm không bị lỡ cơ hội, bứt phá sau đại dịch để đạt các mục tiêu đề ra… Vì thế, cần thêm một số cơ chế, giải pháp đột phá, đặc thù với cách tiếp cận mới, giải quyết được nhanh nhất những vướng mắc, đòi hỏi từ thực tiễn.
Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s, S&P và Fitch nâng điểm triển vọng lên “Tích cực”. Ảnh: Lê Tiên

Giữ bằng được ổn định kinh tế vĩ mô

(BĐT) - Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm dự báo đạt khoảng 5,8%, thấp hơn kỳ vọng nhưng là mức tăng tích cực trong bối cảnh khó khăn. Triển vọng tăng trưởng kinh tế còn đầy thách thức, rất nhiều mục tiêu phải cân đối. Trong bối cảnh đầy rủi ro, bất định, thì ổn định kinh tế vĩ mô cần xác định là mục tiêu hàng đầu.
Dự thảo Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đặt mục tiêu, đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD.... Ảnh: Đức Thanh

Quyết sách quan trọng cho 5 năm

Kế hoạch ban đầu đã được vạch ra. Mục tiêu tổng quát là trong 5 năm tới 2016 - 2020, phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước; đồng thời đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh.