(BĐT) - Trao đổi với Báo Đấu thầu ngày 10/10, đại diện Bộ Tài chính cho biết, với biến động tỷ giá của 3 loại đồng tiền chính (USD, JPY và EUR) từ đầu năm đến ngày 10/10/2022, dư nợ Chính phủ tính đến nay ước giảm khoảng 53 nghìn tỷ đồng.
(BĐT) - Trả lời câu hỏi của Báo Đấu thầu về tác động của diễn biến tỷ giá USD/VND tới nợ công của Việt Nam, đại diện Bộ Tài chính cho biết, tình hình nợ công và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ bị tác động không nhiều từ việc USD tăng giá. Diễn biến dư nợ và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ vẫn nằm trong tính toán từ đầu năm và trong tầm kiểm soát.
(BĐT) - Tại hội thảo về kinh nghiệm quốc tế trong cải cách công tác quản lý nợ công và các thông lệ tốt trong quản lý nợ công ngày 23/8, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, chính sách quản lý nợ công của Việt Nam mới chủ yếu tập trung vào huy động các nguồn vay ưu đãi, nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế chưa thực hiện đầy đủ như: giám sát và đánh giá tất cả các khoản vay và giao dịch nợ.
(BĐT) - Dự kiến đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ bình quân không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước; nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.
(BĐT) - Tính toán nguồn lực để thực hiện các kế hoạch hỗ trợ hồi phục kinh tế là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc tận dụng nguồn lực tài khóa như tiết kiệm chi thường xuyên, tăng bội chi, tăng vay nợ trong và ngoài nước, việc cắt giảm chi phí kinh doanh cũng là cách thức tạo nguồn lực hiệu quả để hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục.
Chiều 11/11, sau khi kết thúc phần chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, từ 15.50’ dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
(BĐT) - Kế hoạch trả nợ công của Chính phủ năm 2021 là 365.932 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ 338.415 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại 27.517 tỷ đồng.
(BĐT) - Báo cáo Giám sát tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới công bố gần đây cho thấy, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và các chính sách được đưa ra để đối phó với nó đã khiến nợ toàn cầu - bao gồm nợ của các chính phủ, tập đoàn phi tài chính và hộ gia đình - lên mức cao mới với 226 nghìn tỷ USD trong năm 2020, tăng 27 nghìn tỷ USD so với năm 2019.
(BĐT) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) tiếp tục gặp khó khăn trong tháng 9 và khó có thể bứt phá trong những tháng cuối năm khi nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức, đặc biệt tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự kiến tăng ở mức thấp đáng kể so với mục tiêu đặt ra. Với dư địa tài khóa và chính sách vĩ mô được củng cố ổn định nhiều năm trước, nhiều ý kiến cho rằng, việc chấp nhận tăng bội chi và nợ công để thêm nguồn lực hỗ trợ hồi phục kinh tế là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
(BĐT) - Sáng 28/7, với 479/479 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,99% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.
(BĐT) - Theo JPMorgan, nợ công ở các nước đang phát triển tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2020 và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021, giữa bối cảnh các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực để khởi động lại các nền kinh tế vốn bị “tàn phá” nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
(BĐT) - Theo nhiều chuyên gia, Việt Nam cần tận dụng khoảng thời gian vàng là các tháng còn lại của năm 2020 và năm 2021 để bứt phá, vượt lên bởi vì nhiều quốc gia đang và sẽ bị cuốn trong vòng xoáy của dịch bệnh, nợ công… Để không bỏ lỡ cơ hội, những chính sách sáng suốt, mạnh mẽ, giải quyết những vấn đề nền tảng, tạo động năng cho tăng trưởng là đặc biệt cần thiết.
(BĐT) - Thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) mở rộng, cùng với chủ trương tiếp tục thúc đẩy đầu tư công để hỗ trợ nền kinh tế dự kiến sẽ làm bội chi NSNN tăng.
(BĐT) - Trước thách thức và tác động bất lợi từ đại dịch Covid-19, Chính phủ đã có những giải pháp kịp thời, đúng hướng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
(BĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa có chủ
trương xem xét việc tăng tỷ lệ nợ công thêm từ 2 - 3% GDP để có thêm nguồn lực hỗ
trợ nền kinh tế. Bộ Tài chính cho rằng, việc thực hiện chủ trương này là thách
thức không nhỏ song tỷ lệ nợ công vẫn trong giới hạn được Quốc hội cho phép.
(BĐT) - Có thể chấp nhận tăng bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) và nợ
công để tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế là điều được tính đến
trong giai đoạn hiện nay.
(BĐT) - Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các quốc gia giàu có thuộc nhóm này sẽ phải gánh chịu ít nhất 17 nghìn tỷ USD nợ công khi chống chọi tác động kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, bởi các khoản thu từ thuế sụt giảm mạnh làm giảm hiệu quả của các biện pháp kích thích kinh tế.
(BĐT) - Tỷ lệ nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã giảm dần trong thời gian qua, cơ cấu vay nợ có chuyển biến tích cực, lãi suất các khoản vay giảm. Tuy nhiên, thực trạng nợ công vẫn còn đối mặt với một số rủi ro, điều này đòi hỏi những giải pháp hiệu quả về quản lý và phát triển thị trường nợ trong thời gian tới.
(BĐT) - Bộ Tài chính vừa công bố Báo cáo chuyên đề về việc vay và trả nợ công năm 2019. Theo đó, dự kiến đến cuối năm 2019, nợ công khoảng 55% GDP, nợ Chính phủ khoảng 48% GDP, đảm bảo nằm trong giới hạn được Quốc hội cho phép.