#Ngân hàng Nhà nước
6 tháng đầu năm, thu thuế nội địa ước đạt 574.237 tỷ đồng, bằng 96,1% so với cùng kỳ năm 2019. Ảnh: Internet

Chật vật với thu thuế nội địa

(BĐT) - Thu thuế nội địa đang giảm dần và giảm mạnh từ tháng 4 đến nay. Đáng chú ý, mức thu sụt giảm diễn ra nhanh ở hầu hết các địa phương và tập trung ở các khoản thu, sắc thuế lớn, có kỳ khai thuế tháng như: thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trước những khó khăn mới phát sinh do đại dịch Covid-19 gây ray, HoREA đề nghị không nên siết hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Ảnh: Ngô Ngãi

HoREA đề nghị không siết trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

(BĐT) - Trong công văn số 47 gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 23/4/2020, liên quan đến việc đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà, phục vụ Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19 và hiệp lực để phục hồi nền kinh tế, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, không nên siết trái phiếu doanh nghiệp bất động sản trong lúc này.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chỉ sử dụng dịch vụ của S&P để thực hiện việc quản lý dự trữ ngoại hối. Ảnh: Lê Tiên

NHNN mua dịch vụ xếp hạng tín dụng: Vì sao không thể áp dụng các hình thức LCNT?

(BĐT) - Cho rằng do không thể áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Luật Đấu thầu đối với gói mua dịch vụ xếp hạng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đề xuất được chủ động đàm phán, ký kết hợp đồng khung và thanh toán theo hóa đơn thực tế hàng năm để đảm bảo hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối.
Đến nay, các tổ chức tín dụng đã cam kết hỗ trợ cho trên 44.000 khách hàng với dư nợ khoảng 222.000 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại do dịch Covid-19. Ảnh: Lê Tiên

Ngân hàng thực hiện vai trò “bà đỡ” doanh nghiệp

(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước đang hoàn thiện hệ thống pháp lý để các tổ chức tín dụng có cơ sở hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan chức năng cần nêu rõ tiêu chí thực hiện để vừa đảm bảo công bằng với doanh nghiệp thụ hưởng, vừa tránh rủi ro chính sách đối với các ngân hàng.
Tính đến ngày 31/3/2019, có 24 tổ chức tín dụng thực hiện cấp tín dụng đối với 105 dự án BOT, BT giao thông. Ảnh: Lê Tiên

Vì sao có ít tổ chức tín dụng cho vay BOT, BT giao thông?

(BĐT) - Song hành với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống hạ tầng giao thông trong giai đoạn từ 2015 đến 2019, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã vào cuộc cho nhà đầu tư vay để thực hiện dự án BOT, BT. Trong số 51 TCTD (bao gồm các ngân hàng thương mại và công ty tài chính trong nước) có 24 tổ chức cho vay lĩnh vực hạ tầng giao thông. 
Các giao dịch mua bán trong nền kinh tế hiện nay phần lớn vẫn sử dụng tiền mặt nên rất khó xác định hành vi rửa tiền. Ảnh: Minh Dũng

Chống rửa tiền: Bắt đầu từ đâu?

(BĐT) - Sau hơn 6 năm thực thi Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn, hơn 8.200 giao dịch đáng ngờ với hành vi này đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) báo cáo. Tuy nhiên, chỉ có lác đác đối tượng bị khởi tố với tội danh này. Có ý kiến cho rằng, việc phòng chống rửa tiền cần bắt đầu từ yêu cầu về công khai, minh bạch.
Áp dụng hệ số rủi ro 150% với các khoản vay phục vụ đời sống có dư nợ từ 3 tỷ đồng trở lên sẽ góp phần hạn chế nguồn cung bất động sản cao cấp. Ảnh: Phú An

Phân vân với siết tín dụng bất động sản

(BĐT) - Còn nhiều ý kiến khác nhau về việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn và nâng hệ số rủi ro với khoản vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống có dư nợ gốc từ 3 tỷ đồng, đặc biệt là tác động với thị trường bất động sản.
Techcombank có trách nhiệm vận hành chính thức hệ thống tính tỷ lệ an toàn vốn chậm nhất ngày 22/6/2019. Ảnh: Internet

Techcombank – ngân hàng thứ 8 áp dụng chuẩn Basel II

(BĐT) - Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trao quyết định áp dụng Thông tư 41/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (phương pháp tiêu chuẩn của Basel II) kể từ ngày 1/7.
Tình trạng người đòi nợ thuê “khủng bố” người vay nợ diễn ra khá phổ biến trong thời gian qua. Ảnh: Minh Tuệ

Dịch vụ đòi nợ: Pháp lý tốt sẽ ít sai phạm

(BĐT) - Không vay cũng bị đòi nợ, bị quấy rối qua điện thoại vì nợ, bị bắt cóc người thân để đòi nợ… là những điểm nhức nhối của dịch vụ đòi nợ trong thời gian qua. Con nợ chây ì trong khi thủ tục pháp lý với dịch vụ đòi nợ phức tạp là một trong những lý do khiến chủ nợ muốn sử dụng những dịch vụ bất hợp pháp.
Ảnh Internet

6 tháng 2018: NHNN cung ứng tiền ròng gần 210 nghìn tỷ đồng

(BĐT) - Cùng với việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua được lượng lớn ngoại tệ, thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tương đối dồi dào. Đây là đánh giá được đưa ra trong báo cáo tình hình kinh tế - tài chính 6 tháng đầu năm 2018 của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia.
Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng gần 42 nghìn tỷ đồng trong 3 ngày của tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ảnh: Tiên Giang

Đối mặt bài toán tăng cung tiền

(BĐT) - Ngoài việc mua cổ phần của khối ngoại bằng USD, một lượng lớn USD đã được Ngân hàng Nhà nước mua vào trong năm 2017 và tháng đầu tiên năm 2018 khiến cung tiền đồng tăng lên. Câu hỏi đặt ra là điều này có gây áp lực lên lạm phát trong năm 2018 hay không?
Ảnh Internet

Tập trung vốn tín dụng cho sản xuất, kinh doanh

(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Văn bản số 563/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được giao, phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của NHNN.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa được cải thiện. Ảnh: Nhã Chi

Rào cản giảm lãi suất cho vay

(BĐT) - Theo một số nhận định, việc giảm lãi suất cho vay đang có nhiều yếu tố thuận lợi hỗ trợ. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng phân tích, việc giảm lãi suất cho vay còn chịu nhiều lực cản, và có thể chỉ giảm được ở một số ngân hàng lớn.
Lạm phát cơ bản 7 tháng năm 2017 duy trì ở mức thấp là yếu tố thuận lợi hỗ trợ cho việc giảm lãi suất. Ảnh: Lê Tiên

Nhiều yếu tố hỗ trợ giảm lãi suất

(BĐT) - Tại phiên họp Chính phủ vừa diễn ra, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ theo hướng giảm lãi suất cho vay. Điều này cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc giảm lãi suất, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp. 
Ảnh Internet

Huy động vàng, USD – bài toán khó?

(BĐT) - Câu chuyện làm thế nào để huy động vàng, USD trong dân tiếp tục trở thành đề tài “nóng” trong các cuộc làm việc, thảo luận của Chính phủ, các bộ, ngành và các chuyên gia, tổ chức trong lĩnh vực kinh tế.