#mua sắm thuốc
Nhiều nhà thầu phản ánh, giá kế hoạch một số gói thầu mua sắm hàng hóa lĩnh vực y tế được xây dựng quá thấp, trong khi chi phí đầu vào tăng. Ảnh minh họa: Tiên Giang

Nhiều địa phương vẫn lúng túng trong mua sắm thuốc, vật tư y tế

(BĐT) - Dù quy trình mua sắm nói chung, mua sắm thuốc, vật tư y tế nói riêng đã được cải tiến, tháo gỡ vướng mắc, nhưng một số địa phương, đơn vị mua sắm cho biết, thực tế triển khai còn nhiều khó khăn, lúng túng, dẫn đến kéo dài thời gian mua sắm, không đáp ứng kịp thời nhu cầu thuốc, vật tư phục vụ khám chữa bệnh.
Việc mua sắm thuốc, vật tư, thiết bị y tế tại một số địa phương thuận lợi, nhanh chóng hơn nhiều so với trước. Ảnh: Tiên Giang

Mua sắm trong lĩnh vực y tế: Chuyển biến mạnh từ phân cấp, phân quyền

(BĐT) - Một trong những nguyên nhân dẫn đến chậm trễ trong mua sắm thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế là tập trung thẩm quyền về UBND cấp tỉnh, phải chờ đợi thủ tục phê duyệt, dù giá trị mua sắm chỉ vài triệu đồng. Thực hiện quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc dự toán mua sắm được quy định tại Điều 91 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP, Nghị định số 115/2024/NĐ-CP, nhiều địa phương đã phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền mua sắm, tạo chuyển biến tích cực trong năm 2024.
Vẫn còn tình trạng chậm triển khai mua sắm, đấu thầu, dẫn đến thiếu thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế. Ảnh minh họa: Lê Tiên

Thêm giải pháp hỗ trợ mua sắm thuốc, vật tư, hóa chất

(BĐT) - Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, pháp luật về đấu thầu liên quan đến hoạt động mua sắm thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế đến nay đã cơ bản hoàn thiện, thống nhất, đồng bộ. Theo đó, những đơn vị còn tình trạng triển khai chậm, thiếu thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế cần xem xét lại quy trình tổ chức thực hiện và trách nhiệm thực thi. Để tạo thuận lợi hơn trong việc triển khai, Bộ Y tế sẽ sớm ban hành Sổ tay hướng dẫn quy trình mua sắm áp dụng chung cho toàn ngành.
Để tháo gỡ rào cản phân cấp thẩm quyền, nhiều địa phương đã có những động thái mới theo hướng tăng giá trị hạn mức phân cấp về thẩm quyền quyết định mua sắm. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Gỡ rào cản hạn mức mua sắm thuốc, vật tư, thiết bị y tế

(BĐT) - Một trong những nguyên nhân làm kéo dài thời gian mua sắm dẫn đến tình trạng thiếu thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm và thiết bị y tế (TBYT) được nhiều ý kiến chỉ ra là do rào cản phân cấp thẩm quyền, do phải trình duyệt qua nhiều tầng nấc. Để tháo gỡ rào cản này, nhiều địa phương đã có những động thái mới theo hướng tăng giá trị hạn mức phân cấp về thẩm quyền quyết định mua sắm.
Kể từ thời điểm bắt đầu triển khai mua sắm theo Thông tư số 07/2024/TT-BYT đến ngày 19/6/2024, có 186 kế hoạch lựa chọn nhà thầu lĩnh vực y tế được phê duyệt và công khai. Ảnh: Lê Tiên

Làm rõ khung pháp lý trong mua sắm ngành y

(BĐT) - Tròn 1 tháng kể từ ngày ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BYT quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập, Bộ Y tế ban hành tiếp Công văn số 3314/BYT-KH-TC (ngày 17/6/2024) về triển khai công tác mua sắm thuốc, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, hướng dẫn các sở y tế và các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.
Đến nay, Quảng Nam mới hoàn thành đấu thầu gói thầu thuốc generic tập trung cấp địa phương năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024 nhưng vẫn chưa đủ số lượng. Ảnh minh họa: Tiên Giang

Quảng Nam: Thuốc cứ thiếu, đấu thầu cứ chậm

(BĐT) - Sắp hết năm 2023, công tác đấu thầu tập trung mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với 1.629 mặt hàng, trị giá 600,326 tỷ đồng vẫn chưa hoàn thành.
Tối ưu hóa hoạt động mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế

Tối ưu hóa hoạt động mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế

(BĐT) - Trao đổi với Báo Đấu thầu, TS. Datuk Kuljit Singh - Chủ tịch Hiệp hội các bệnh viện tư nhân Malaysia chia sẻ, hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng như trong khu vực đang tìm giải pháp tối ưu hoá hoạt động mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, để vừa đảm bảo chi phí hợp lý, vừa nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ kỹ thuật chất lượng cao cho người bệnh.
Giải quyết căn cơ các bất cập trong mua sắm thuốc, vật tư y tế

Giải quyết căn cơ các bất cập trong mua sắm thuốc, vật tư y tế

(BĐT) - Tại phiên thảo luận ngày 24/5/2023, đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đánh giá, Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) cơ bản tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp từ Kỳ họp thứ tư cho đến nay. Trên cơ sở đó, Dự thảo Luật đã đưa ra những giải pháp căn cơ, triệt để nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, vừa bảo đảm tính công khai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, thiết bị y tế, vừa tăng tính chủ động cho các cơ sở y tế.
Việc đẩy mạnh đấu thầu qua mạng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân

Mua sắm thuốc, vật tư y tế: Nhiều địa phương, bệnh viện triển khai đấu thầu qua mạng

(BĐT) - Kể từ ngày 1/1/2023, theo quy định của Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT, tất cả các gói thầu y tế đều phải tổ chức đấu thầu qua mạng, bao gồm cả phương thức trọn gói và từng phần/lô (mỗi mặt hàng là một phần/lô). Cho đến nay, sau gần 2 tháng rưỡi triển khai, với đơn vị làm nhanh, một số gói thầu đã lựa chọn xong nhà thầu; một số gói thầu đang ở giai đoạn đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) hoặc phát hành hồ sơ mời thầu (HSMT).
Nghị định số 07/2023/NĐ-CP và Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 4/3/2023 được kỳ vọng giải quyết những tồn tại trong thực hiện mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, bảo đảm hoạt động khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế

Gỡ nút thắt đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế

(BĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 07/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế và Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 4/3/2023 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế. Những văn bản này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các nút thắt pháp lý, khơi thông dòng chảy đấu thầu, mua sắm của ngành y tế, phục vụ khám chữa bệnh kịp thời, tiến tới hiện đại hóa ngành y.