#lãi suất điều hành
Tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng khởi sắc kể từ quý II/2024 khi nền kinh tế dần hồi phục. Ảnh: Lê Tiên

Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng phục hồi

(BĐT) - Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tiền gửi ở mức thấp kỷ lục trong nhiều năm qua, một số ngân hàng đã có động thái điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Tuy mức tăng không lớn, chủ yếu ở kỳ hạn ngắn và chưa có xu hướng rõ nét song đây có thể là tín hiệu về sự phục hồi nhu cầu tín dụng. Nhiều dự báo cho rằng, mặt bằng lãi suất có thể tăng nhẹ, nhưng lãi suất điều hành sẽ ổn định trong thời gian tới để tránh các tác động bất lợi với tỷ giá.
Lãi suất cho vay có xu hướng giảm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng. Ảnh: Lê Tiên

Khơi dòng vốn tín dụng cho nền kinh tế

(BĐT) - Nhiều tín hiệu về việc nới lỏng chính sách tiền tệ đã được phát đi khi lãi suất điều hành được giảm 4 lần, hạn mức tín dụng được cấp hết 14% ở khoảng giữa năm. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục nêu rõ chủ trương kiểm soát chặt chất lượng tín dụng để đảm bảo tăng trưởng lành mạnh và an toàn cho hệ thống, dù tăng trưởng tín dụng năm nay dự báo sẽ ở mức dưới chỉ tiêu định hướng 14%.
Ảnh minh họa: Internet

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất điều hành

(BĐT) - Ngày 16/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định tiếp tục điều chỉnh giảm một số loại lãi suất điều hành, lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng trở xuống và lãi suất cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực ưu tiên, với mức giảm từ 0,25 - 0,5%/tùy loại lãi suất. Quyết định có hiệu lực từ ngày 19/6/2023.
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6%/năm xuống 5,5%/năm từ ngày 3/4

Ngân hàng Nhà nước giảm một loạt lãi suất điều hành từ ngày 3/4

(BĐT) - Tối 31/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc điều chỉnh giảm 0,3 - 0,5%/năm một loạt lãi suất điều hành bắt đầu từ ngày 3/4, trong đó lãi suất tái cấp vốn giảm 0,5%. Trong kỳ giảm lãi suất trước đó vào ngày 14/3, lãi suất này vẫn giữ nguyên.
Lãi suất cao sẽ chồng thêm khó khăn cho nền kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Biến số mới với điều hành chính sách tiền tệ

(BĐT) - Lãi suất điều hành của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể lên mức 5,75% thay vì dừng ở mức 5,1% như các dự báo trước đó. Điều này chắc chắn có tác động đến diễn biến tài chính, kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Giới phân tích cho rằng, Việt Nam cần chủ động các chính sách ứng phó, cân đối giữa chính sách lãi suất và tỷ giá để kiên định mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn…
Theo Quyết định 1606/QĐ-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/9/2022, lãi suất tái cấp vốn tăng lên mức 5,0%/năm, lãi suất tái chiết khấu tăng lên 3,5%/năm... Ảnh: Lê Tiên

Tăng mạnh lãi suất điều hành

(BĐT) - Ngày 22/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành các quyết định về việc tăng các loại lãi suất điều hành và lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND với mức tăng từ 0,3 đến 1 điểm phần trăm.
Từ đầu tháng 7 đến nay, nhiều ngân hàng thương mại quyết định tăng lãi suất huy động từ 0,6 - 0,9%/năm tùy theo kỳ hạn. Ảnh: Nhã Chi

Khó kìm đà tăng lãi suất trước áp lực lớn

(BĐT) - Nhu cầu tín dụng tăng mạnh trong thời gian gần đây và dự kiến sẽ còn tiếp tục ở mức cao trong nửa cuối năm. Đây được coi là lực đẩy chủ đạo đối với mặt bằng mặt lãi suất trong thời gian tới. Nhiều ý kiến dự đoán, để thích ứng với bối cảnh mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể phải điều chỉnh lãi suất điều hành trong thời gian tới song mức tăng sẽ rất thận trọng để giảm tác động tiêu cực với doanh nghiệp và nền kinh tế.
Đà tăng lãi suất huy động của ngân hàng thương mại sẽ tiếp diễn nếu không kiềm chế được lạm phát. Ảnh: LTT

Lãi suất vào thế khó

(BĐT) - Trước áp lực lạm phát tăng cao, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vừa quyết định nâng lãi suất điều hành dù động thái này có thể khiến tăng trưởng kinh tế thấp hơn kỳ vọng. Đây cũng là bài toán khó với chính sách lãi suất ở Việt Nam khi vừa phải đối diện với rủi ro lạm phát tăng cao, vừa nỗ lực thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế.
Lãi suất phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ lạm phát và chính sách điều tiết tiền tệ của Chính phủ. Ảnh: Minh Dũng

Lãi suất sẽ giảm tiếp?

(BĐT) - Trước các diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, có ý kiến cho rằng, lãi suất điều hành có thể tiếp tục được giảm nhằm tạo điều kiện hạ mặt bằng lãi suất huy động và cho vay. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất cần hết sức cân nhắc bởi điểm nghẽn của dòng vốn tín dụng trong nền kinh tế không phải là lãi suất. Đáng lưu ý, mặt bằng lãi suất thấp có thể dẫn dòng vốn giá rẻ đến với những kênh đầu tư rủi ro.
Tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm 2020 đạt 6,09%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,4% của cùng kỳ năm 2019. Ảnh: Lê Tiên

Lãi suất thấp chưa “kích” được nhu cầu vay vốn

(BĐT) - Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục giảm lãi suất điều hành là động thái tích cực góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ sự hồi phục của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Nhiều ý kiến cho rằng mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành từ 1/10/2020

(BĐT) - Sau 3 lần giảm lãi suất điều hành vào tháng 3, tháng 5 và tháng 8 năm nay, ngày 30/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục quyết định giảm các loại lãi suất điều hành để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế với thời điểm hiệu lực là từ ngày 1/10/2020.
Tính đến giữa tháng 8, tổng huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng 6,29%, tín dụng tăng 4,13% so với cuối năm 2019. Ảnh: Lê Tiên

Mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm?

(BĐT) - Tăng trưởng huy động tiếp tục cao hơn tăng trưởng tín dụng, thanh khoản của các ngân hàng khá dồi dào, lãi suất điều hành đã qua 3 đợt giảm và hiện ở mức thấp là những yếu tố cho thấy lãi suất điều hành khó giảm tiếp dù lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng có thể còn đi xuống từ nay đến cuối năm.
Mặt bằng lãi suất cho vay trong nền kinh tế được dự báo sẽ giảm trong thời gian tới. Ảnh: Minh Dũng

Lãi suất giảm, ngân hàng chịu áp lực lợi nhuận

(BĐT) - Mặt bằng lãi suất được dự báo còn tiếp tục giảm trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, kết quả kinh doanh khó đạt kỳ vọng. Đồng thời, việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hoạt động ngân hàng có thể bị chậm lại.
Lãi suất cho vay hiện ở mức 4,3 - 5,5%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 5,5 - 7,5%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 6,4 - 8,1%/năm với kỳ hạn 12 - 13 tháng. Ảnh: Minh Dũng

Vẫn khó giảm lãi suất cho vay

(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giảm lãi suất điều hành sau một thời gian giảm lãi suất tín phiếu và kêu gọi các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay với một số nhóm khách hàng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại với tổ chức kinh tế và cá nhân vẫn khó giảm.