#GDP
Việc đánh giá lại quy mô GDP khiến tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng đáng kể. Ảnh: Tường Lâm

Đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010 - 2017: Bước ngoặt hoạch định chính sách

(BĐT) - Bỏ sót thống kê 76.000 doanh nghiệp (DN) là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quy mô GDP giai đoạn 2010 - 2017 chưa được tính toán đầy đủ. Thẳng thắn thừa nhận những thiếu sót này, Tổng cục Thống kê (TCTK) vừa chính thức công bố kết quả đánh giá lại quy mô GDP của toàn nền kinh tế. 
Kinh tế 11 tháng tiếp tục xu hướng chuyển biến tích cực trên nhiều mặt. Ảnh: Lê Tiên

Kinh tế 2019: Nhiều chỉ tiêu trên đà “vượt đích”

(BĐT) - Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 2/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp đã chung sức đồng lòng nỗ lực vượt khó, nền kinh tế tiếp tục xu hướng chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, không được chủ quan, tiếp tục thực hiện các giải pháp để hoàn thành trọn vẹn các mục tiêu đề ra, phấn đấu đạt cao nhất kế hoạch năm 2019.
Việc đánh giá lại quy mô GDP sẽ không tác động đến mục tiêu tăng trưởng GDP do tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm có sự thay đổi rất nhỏ. Ảnh: Lê Tiên

Quy mô GDP bật tăng, các chuyên gia nói gì?

(BĐT) - Theo kết quả tính toán sơ bộ của Tổng cục Thống kê (TCTK), sau khi đánh giá lại, quy mô GDP bình quân giai đoạn 2010 - 2017 tăng 25,4%/năm. Trong nhiều quan điểm khác nhau về số liệu này, các chuyên gia dành nhiều quan tâm tới những tác động của việc đánh giá lại GDP và cách thức Việt Nam sẽ sử dụng số liệu này trong thời gian tới để xây dựng một số chỉ tiêu quan trọng của nền kinh tế.
Trong 10 tháng năm 2019, cả nước có 114,4 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn 1.434,4 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Thạch Lựu

Đầu tư tư nhân thêm sức sống

(BĐT) - Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 có thể đạt 7,02%. Mức tăng trưởng có thể cao hơn trong năm 2020 cũng như những năm tiếp theo. Một trong những động lực đóng góp vào tăng trưởng phải kể đến là khu vực tư nhân đang thêm sức sống. Trong 10 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh kinh tế còn không ít khó khăn, thách thức nhưng khu vực tư nhân vẫn hứng khởi kinh doanh.
Đánh giá lại quy mô GDP làm thay đổi cơ cấu GDP, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Ảnh: Lê Tiên

Thêm nhiều yếu tố tác động làm tăng quy mô GDP

(BĐT) - Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang hoàn thiện báo cáo đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2010 - 2017 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi công bố chính thức.
Khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP và kiềm chế lạm phát được dự báo là có thể đạt được. Ảnh: Lê Tiên

Triển vọng kinh tế tích cực nhưng thách thức vẫn hiện hữu

(BĐT) - Kinh tế 7 tháng năm 2019 được lãnh đạo Chính phủ đánh giá là có nhiều kết quả tích cực. Khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP và kiềm chế lạm phát đến lúc này được nhiều tổ chức trong và ngoài nước dự báo là có thể đạt được. 
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại Phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương 6 tháng đầu năm 2019  (ảnh: CP)

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: “Tăng trưởng 6 tháng rất tích cực”

(BĐT) - “Tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm đạt 6,76% là rất tích cực so với tăng trưởng chung của thế giới và khu vực”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh vấn đề này tại Phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương 6 tháng đầu năm 2019 diễn ra ngày 04/7/2019. Phiên họp dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. 
Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là điểm sáng với mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 11,18%. Ảnh: Lê Tiên

Lạc quan với tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm

(BĐT) - Tăng trưởng kinh tế từ nay đến cuối năm sẽ đối mặt với một số thách thức từ nội tại nền kinh tế và ẩn số từ biến động kinh tế thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều động lực tích cực từ nội tại nền kinh tế. Do đó, giới nghiên cứu cho rằng, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,6% - 6,8% là hoàn toàn khả thi.
Tính đến cuối năm 2018, nợ Chính phủ được kiểm soát ở mức 50% GDP, thấp hơn con số 52,7% của năm 2016 và mức 51,7% của năm 2017. Ảnh: Tường Lâm

Nợ công vẫn nhiều thách thức

(BĐT) - Dù tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã giảm so với những năm gần đây, song công tác quản lý nợ công vẫn được dự báo sẽ gặp nhiều áp lực. Đáng chú ý là khối nợ khó đòi từ một số dự án đã được Quỹ tích lũy trả nợ ứng trả nợ thay từ những năm trước đó.
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tiếp tục được cải thiện nhưng đang có dấu hiệu tăng chậm lại. Ảnh: Lê Tiên

Nỗ lực để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP

(BĐT) - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), trên cơ sở kết quả tăng trưởng GDP của quý I năm 2019 là 6,79%, nếu như kịch bản tăng trưởng của các quý còn lại giữ nguyên như báo cáo tại Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2019, thì tăng trưởng GDP cả năm 2019 dự kiến đạt khoảng 6,78%, thấp hơn mức cao (6,8%) được Quốc hội giao. 
Ảnh minh họa: Internet

Đa dạng cơ sở hàng hóa trên thị trường chứng khoán

(BĐT) - Phấn đấu quy mô thị trường cổ phiếu đạt mức 100% GDP vào năm 2020 và 120% GDP vào năm 2025, quy mô thị trường trái phiếu đạt mức 47% GDP vào năm 2020 và 55% GDP vào năm 2025. Số lượng công ty niêm yết đến năm 2020 tăng 20% so với năm 2017.
Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia phải là nơi tập hợp các nhà nghiên cứu hàng đầu về đổi mới sáng tạo. Ảnh: Minh Khuê

Cách mạng công nghiệp 4.0: Không nắm bắt sẽ tụt hậu

(BĐT) - Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 28,5 - 62,1 tỷ USD, tương đương với mức tăng 7 - 16% đến năm 2030. Làm cách nào để tận dụng cơ hội từ CMCN 4.0 khi thực tế Việt Nam vẫn ở nhóm nước phát triển sơ khai trong cuộc cách mạng này?
Cần chuyển dịch cơ cấu lao động sang những ngành nghề có năng suất lao động cao, tạo ra những sản phẩm hàng hoá dịch vụ có giá trị gia tăng lớn. Ảnh: Minh Khuê

Lời giải cho bài toán tăng năng suất lao động

(BĐT) - Ngay từ đầu thế kỷ XX, V. I. Lê Nin đã từng nói đại ý rằng, quyết định sự hơn thua chính là năng suất lao động. Rõ ràng, tăng năng suất lao động vừa là nguyên nhân cốt lõi của phát triển kinh tế - xã hội, vừa là kết quả phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Còn ở Việt Nam…?
Chính phủ sẽ tiếp tục kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước nhằm tăng tích lũy cho đầu tư phát triển và giảm dần nợ công. Ảnh: Lê Tiên

Kiểm soát chặt để bớt lo nợ công

(BĐT) - Mức chi trả nợ công trong năm 2019 và năm 2020 dự báo vẫn sẽ khá cao. Điều này có thể gây sức ép lên ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, xét trong trung và dài hạn, tỷ lệ nợ công so với GDP trong xu hướng giảm và cơ cấu nợ đã cải thiện là tín hiệu tích cực.
Động lực tăng trưởng chính của kinh tế Việt Nam là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành dịch vụ. Ảnh: Lê Tiên

GDP năm 2018 lập kỷ lục trong một thập kỷ

(BĐT) - Tăng trưởng kinh tế năm 2018 dự kiến đạt mức cao nhất trong 10 năm trong khi tăng trưởng tín dụng ở mức khiêm tốn so với những năm trước. Triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2019 dự báo vẫn khả quan với bước tiến khoảng 7% và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có thể thấp hơn 3,6%. 
CPTPP có hiệu lực sẽ mở ra một thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp Việt Nam với quy mô kinh tế nội khối chiếm tới 13,5% GDP toàn cầu. Ảnh: Lê Tiên

Cơ hội đan xen thách thức đối với xuất khẩu

(BĐT) - Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay. Với mức độ cam kết của các nước trong CPTPP, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
CPTPP mở ra cơ hội để các nhà thầu Việt buộc phải nâng cao năng lực, tăng sức cạnh tranh và các cơ quan quản lý nhà nước phải nâng cao tính minh bạch. Ảnh: Lê Gia Khoa

Cơ hội cho nhà thầu Việt Nam từ CPTPP

(BĐT) - Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dự kiến sẽ được Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn vào ngày 2/11 tới đây. Khi CPTPP có hiệu lực, một “sân chơi” rộng lớn cho các nhà thầu Việt sẽ được mở ra, đồng nghĩa với sức ép để tăng sức cạnh tranh ngày một lớn.