#Đồng bằng sông Hồng
Diễn đàn Logistics Vùng lần thứ V: Chuyển đổi số - Động lực thúc đẩy tăng trưởng vùng Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2024 diễn ra chiều ngày 28/5

Tạo động lực thúc đẩy liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng từ chuyển đổi số logistics

(BĐT) - Mục tiêu đến năm 2045, vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics. Để đạt được mục tiêu này, chuyển đổi số ngành logistics là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng Vùng. Song, theo ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI),chuyển đổi số trong ngành logistics trong Vùng hiện vẫn còn nhiều khó khăn ở nhiều cấp độ.
Một số địa phương khu vực phía Bắc Đồng bằng sông Hồng nắm bắt lợi thế hạ tầng giao thông để liên kết phát triển khu công nghiệp. Ảnh: Nhã Chi

Bước chuyển chiến lược tại Đồng bằng sông Hồng

(BĐT) - Cùng với Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng là khu vực phát triển công nghiệp sôi động nhất cả nước. Để đón “đại bàng”, các địa phương đang tích cực chuẩn bị mặt bằng sạch, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu công nghiệp (KCN). Một số địa phương đã có bước chuyển sang mô hình KCN dịch vụ, sinh thái; đồng thời tận dụng lợi thế hạ tầng (cao tốc, cảng biển, kho vận…) liên kết với nhau tạo thành thế mạnh cấp vùng vượt trội nhằm thu hút các nhà đầu tư lớn.
Vùng Đồng bằng sông Hồng có 4 địa phương nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có hạ tầng tốt nhất cả nước. Ảnh: Lê Tiên

Phát triển ĐBSH bứt phá, toàn diện, bền vững

(BĐT) - Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là hoàn toàn đúng đắn, đã được tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và đạt kết quả cân đong đo đếm được, tạo niềm tin mới, động lực mới, khí thế phát triển mới. 
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Hội đồng Thẩm định Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Phương Anh

Đưa Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng động lực hàng đầu của cả nước

(BĐT) - Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải hướng tới phát triển bền vững trên các trụ cột: phát triển kinh tế - bảo đảm an sinh xã hội - bảo vệ môi trường, di sản văn hóa; phát triển bền vững trong dài hạn, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ nhất của Hội đồng điều phối Vùng Đồng bằng sông Hồng. Ảnh: Quý Bắc

Tăng cường liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng

(BĐT) - Sáng 20/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) chủ trì Hội nghị lần thứ nhất của Hội đồng. Tại Hội nghị, Thủ tướng chỉ rõ các nhiệm vụ cụ thể trong triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.
Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng có sự tham dự và chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (Ảnh: Hoài Anh)

Định hướng mới, ý tưởng mới, tầm nhìn mới, đột phá trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

(BĐT) - Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị là căn cứ quan trọng để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng xây dựng chương trình, kế hoạch hành động và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, phấn đấu đạt được cao nhất các mục tiêu đã đề ra.
Công nghiệp được xác định là một trong hai động lực phát triển chính của tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Lê Tiên

Vĩnh Phúc: Triển khai quy hoạch Tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm năm 2023

(BĐT) - Trong năm 2023, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh Vĩnh Phúc đặt ra là phải cụ thể hóa các giải pháp, kế hoạch hành động để tổ chức triển khai Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch Tỉnh sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ tạo nền tảng vững chắc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong trung và dài hạn.
Tháo gỡ điểm nghẽn trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng

Tháo gỡ điểm nghẽn trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng

(BĐT) - Ngày 26/7, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Hội thảo “Phát triển kết cấu hạ tầng và kinh tế biển vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Theo nhiều chuyên gia, tính kết nối liên vùng trong vùng ĐBSH còn hạn chế, đang là điểm nghẽn phát triển Vùng; do đó, hoàn thiện thế chế liên kết vùng sẽ là giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Vùng.
Việc đầu tư các tuyến đường liên vùng và tuyến đường ven biển sẽ góp phần hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông, mở rộng không gian phát triển kinh tế cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Ảnh: Lê Tiên

Kỳ vọng phát triển từ những công trình kết nối liên vùng

(BĐT) - Các tỉnh vùng miền Trung, Tây Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển. Để hai vùng bứt phá trong tương lai, một trong những điều kiện quan trọng là tăng tính liên kết vùng với những công trình có tính kết nối đồng bộ, phát huy tốt nhất tiềm năng, mở ra những không gian, động lực, nguồn lực phát triển mới.

Kết nối đầu tư