#Đồng bằng sông Cửu Long
TP.HCM được kỳ vọng vươn mình mạnh mẽ trong năm 2025. Ảnh: Đông Giang

Phương Nam bừng sức sống

(BĐT) - Chào đón Xuân Ất Tỵ, đất trời phương Nam tuyệt đẹp với sắc vàng của nắng và hoa. Điều thú vị là năm nay tiết trời pha lẫn chút không khí lành lạnh từ phương Bắc mang tới những cảm xúc tươi mới, những dự cảm tốt lành khiến miền đất phương Nam bừng sáng sức sống mới. Hàng triệu người dân phấn khởi hòa mình vào dòng chảy chung của đất nước với nỗ lực, quyết tâm tạo sự chuyển động mạnh mẽ, hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng.
Đầu tư vào hạ tầng giao thông là một trong những ưu tiên hàng đầu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Song Lê

Đốc thúc dự án trọng điểm: Gia tăng kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long

(BĐT) - Với nguồn vốn đầu tư lớn được bố trí, các dự án giao thông trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như các tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, An Hữu - Cao Lãnh và Cần Thơ - Cà Mau đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Bên cạnh đó, để tăng cường kết nối, các địa phương trong Vùng đang đề xuất đầu tư các dự án trọng điểm, liên vùng giai đoạn 2026 - 2030.
Đến ngày 31/12/2024, 21 dự án phòng, chống sạt lở tại Đồng bằng sông Cửu Long phải hoàn thành giải ngân 4.000 tỷ đồng vốn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023. Ảnh: Thường Sơn

4.000 tỷ đồng phòng chống sạt lở tại ĐBSCL: Nhiều địa phương khó hoàn thành giải ngân

(BĐT) - Theo số liệu của Bộ Tài chính, tới hết tháng 11/2024, còn hơn 1.377 tỷ đồng vốn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 hỗ trợ cho các dự án phòng, chống sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chưa được giải ngân. Ước tính tới thời hạn 31/12/2024, nhiều địa phương, dự án khó có khả năng cán đích giải ngân nguồn vốn này.
Ảnh minh họa: Internet

Tìm tư vấn nghiên cứu tiền khả thi Dự án Cải thiện hệ thống thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long

(BĐT) - Ban Quản lý Trung ương các dự án thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi - Dự án Cải thiện hệ thống thủy lợi các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu (JICA5).
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, 6 dự án giao thông có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025. Ảnh: Tiên Giang

Loạt dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL: Lãng phí nguồn lực vì thiếu vật liệu

(BĐT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang triển khai 9 dự án giao thông quan trọng quốc gia, trọng điểm với tổng vốn đầu tư khoảng 106 nghìn tỷ đồng, trong đó có 8 dự án đang tổ chức thi công. Dù các nhà thầu đã huy động nhân lực, thiết bị, phương tiện hùng hậu sẵn sàng triển khai thi công, nhưng bế tắc về nguồn vật liệu khiến nhiều công trình thi công cầm chừng, lãng phí nguồn lực của nhà thầu.
Bản tin thời sự sáng 17/8

Bản tin thời sự sáng 17/8

(BĐT) -  Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Chính phủ thống nhất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô, ban hành trước 18/8; giá USD tự do tiếp tục giảm; Hà Nội chi gần 80 tỷ đồng sửa chữa hư hỏng đường Vành đai 3 trên cao; nghiên cứu tổ chức lại giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn...
Bản tin thời sự sáng 23/3

Bản tin thời sự sáng 23/3

(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn muốn bán đấu giá gần 5 triệu tấn carbon; cả nước có 10 trường hợp trên 50% phiếu tín nhiệm thấp; chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2024; thêm khu công nghiệp 1.000 ha vào quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai…
Giao thông thuận lợi sẽ nhanh chóng kết nối các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Cần Thơ cũng như các khu chức năng quan trọng của Thành phố. Ảnh: Lê Tiên

Cần Thơ nâng tầm kết nối, mở lối thành công

(BĐT) - Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dự kiến hoàn thành năm 2027 cùng 2 trục dọc cao tốc Bắc - Nam phía Đông và phía Tây đưa vào khai thác toàn tuyến vào năm 2025 được kỳ vọng là bàn đạp để vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn tới.
Ảnh: Trần Minh Lương

Cần Thơ: Rộng mở cơ hội phát triển

(BĐT) - TP. Cần Thơ đang định hình 10 ngành kinh tế ưu tiên với khát vọng đến năm 2030, sẽ trở thành trung tâm động lực của Đồng bằng sông Cửu Long và năm 2050 trở thành thành phố thông minh, đáng sống, là nơi hội tụ của văn minh sông nước Mê Kông.
Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sẽ khởi công trước 30/6/2023. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng: Tự tin khởi công đúng kế hoạch

(BĐT) - Các địa phương được giao làm đơn vị chủ quản của 4 dự án thành phần (DATP) thuộc Dự án Đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cho biết khâu chuẩn bị đầu tư bảo đảm tiến độ chung. Hiện tại, 3 trong tổng số 4 DATP đã được phê duyệt và mục tiêu khởi công trước 30/6/2023 là rất khả thi.
Ảnh Internet

Hơn 955 nghìn tỷ đồng vốn tín dụng vào Đồng bằng sông Cửu Long

(BĐT) - Bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đến cuối tháng 11/2022, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), huy động vốn đạt 718.905 tỷ đồng, tăng 8,68% so với cuối năm 2021; dư nợ đạt 955.451 tỷ đồng, tăng 13,53%.
Khi loạt công trình hạ tầng giao thông trọng điểm như cao tốc, cầu, cảng biển… được hoàn thành đầu tư, vùng đất “Chín Rồng” sẽ cất cánh và có bước phát triển đột phá. Ảnh: Lê Tiên

Vùng đất “Chín Rồng” cất cánh

(BĐT) - Nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn đã và sắp triển khai đầu tư tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mang tới kỳ vọng phát triển đột phá về kinh tế - xã hội. Lịch sử khai khẩn đất phương Nam, vùng đất “Chín Rồng” phù sa phì nhiêu, thêm một lần đứng trước cơ hội cất cánh, giúp cải thiện sinh kế và chất lượng sống của người dân.
Dự án Đường dọc sông Tiền với tổng mức đầu tư 3.263 tỉ đồng chuẩn bị triển khai thực hiện trong năm 2022. Ảnh minh họa: T. Tuấn

Phát triển giao thông miền Tây: Dồn nguồn lực cho dự án trọng điểm

(BĐT) - Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa được kích hoạt để chuẩn bị đầu tư ngay trong năm 2022. Đây là những dự án có tính kết nối cao, nhằm hoàn thiện mạng lưới đường bộ của khu vực, tạo đà cho các dự án giao thông giai đoạn tiếp theo.
Nhiều tỉnh tại Đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai các dự án xây dựng hồ chứa nước ngọt phục vụ cho đời sống người dân và sản xuất. Ảnh minh họa: NC st

Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long: Bài toán nan giải

(BĐT) - Trong những năm qua, hạn hán và nước mặn xâm nhập không chỉ ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng, vật nuôi mà còn khiến cho hàng trăm nghìn hộ dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long rơi vào cảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt, sản xuất. Các tỉnh trong khu vực đang đề xuất nhiều dự án để giải quyết tình trạng này, nhưng khó khăn còn rất lớn.

Kết nối đầu tư