(BĐT) - Tổng cục Thống kê cho biết, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 tăng giảm đan xen; trong đó, giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới. Tính chung tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ổn định so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 8/2024 tăng 1,89% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,45%. Bình quân 8 tháng năm 2024, CPI tăng 4,04% so với cùng kỳ năm 2023; lạm phát cơ bản tăng 2,71%.
(BĐT) - Nhiều tổ chức nghiên cứu dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm nay từ mức 3,6-4,3%, dưới mức trần định hướng (4,5%) khi quan sát thấy tỷ giá và nhiều hàng hóa và dịch vụ thiết yếu có xu hướng giảm nhiệt… Tuy nhiên, theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, công tác kiểm soát lạm phát từ nay đến cuối năm có cả yếu tố thuận lợi và bất lợi.
(BĐT) - Lạm phát tại Anh tăng chậm hơn dự kiến của các nhà kinh tế và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), thúc đẩy các nhà đầu tư đẩy nhanh kỳ vọng về tốc độ cắt giảm lãi suất trong những tháng tới.
(BĐT) - Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 của Thành phố tăng 0,51% so với tháng trước, tăng 1,23% so với tháng 12/2023 và tăng 5,51% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 7 tháng đầu năm 2024 tăng 5,36% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.
(BĐT) - Tổng cục Thống kê cho biết, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng và mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới là những nguyên nhân chính làm Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,48% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 7/2024 tăng 1,89% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,36%. Bình quân 7 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,12% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,73%.
(BĐT) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,08% là phù hợp với biến động trên thị trường giá cả hàng hóa, tiền tệ và tác động của kinh tế thế giới. Nhiều ý kiến cho rằng, khả năng đạt được mục tiêu lạm phát cả năm 2024 từ 4 - 4,5% là có thể song không dễ dàng, đặc biệt trước tác động của chính sách tăng lương từ 1/7 và xu hướng tỷ giá gia tăng.
(BĐT) - Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn Thành phố tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.
(BĐT) - Tổng cục Thống kê cho biết, giá thịt lợn tăng do dịch tả lợn châu Phi tại một số địa phương, giá dịch vụ y tế của một số tỉnh/thành phố được điều chỉnh theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 tăng 0,17% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 6/2024 tăng 1,40% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,34%. Bình quân 6 tháng đầu năm nay, CPI tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,75%.
(BĐT) - Lạm phát có xu hướng tăng qua từng tháng và có thể tiếp tục tăng do nhiều yếu tố bất lợi như giá hàng hóa thế giới tăng, dự kiến điều chỉnh giá điện, tiền lương, dịch vụ giáo dục. Do đó, bên cạnh nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng các giải pháp kích cầu, các chuyên gia cho rằng, cần chú trọng kiểm soát biến động giá các hàng hóa, dịch vụ có thể ảnh hưởng bất lợi đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
(BĐT) - Tổng cục Thống kê cho biết, giá thịt lợn tăng do thiếu hụt nguồn cung sau đợt dịch tả lợn châu Phi vào cuối năm 2023, giá điện sinh hoạt tăng khi thời tiết nắng nóng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 tăng 0,05% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 5/2024 tăng 1,24% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,44%. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,78%.
(BĐT) - Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 29/4, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.
(BĐT) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I/2024 tăng không cao, song biến động của giá dầu, giá gạo và tỷ giá USD/VND từ đầu năm đến nay gây quan ngại về đà tăng của CPI trong thời gian tới. Để kiểm soát lạm phát dưới 4,5% năm 2024, cần sự nỗ lực từ nhiều chủ thể, nhất là cơ quan điều hành chính sách và các doanh nghiệp…
(BĐT) - Tổng cục Thống kê đánh giá, nhu cầu của người dân giảm sau dịp Tết Nguyên đán theo quy luật tiêu dùng đã khiến giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trên thị trường giảm, đặc biệt là lương thực, thực phẩm. Theo đó, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước, so với tháng 12/2023 tăng 1,12% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,97%.
(BĐT) - Ngày 21/3, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) quyết định giữ lãi suất ổn định ở mức 5,25%, song đề cập về việc cắt giảm trong thời gian tới khi lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến.
(BĐT) - Tổng cục Thống kê cho biết, nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân tăng cao dịp Tết Nguyên đán; giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu; giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những nguyên nhân chính làm cho Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2024 tăng.
(BĐT) - Một số địa phương thực hiện tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu là những nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2024 tăng 0,31 % so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2023, CPI tháng 1/2024 tăng 3,37%; lạm phát cơ bản tháng 1/2024 tăng 2,72%.
(BĐT) - Sau năm 2023 thành công trong kiểm soát lạm phát, xu hướng tăng giá hàng hóa, dịch vụ đã giảm. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, việc kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong ngưỡng mục tiêu không hoàn toàn dễ dàng do giá năng lượng và thực phẩm vẫn có khả năng tăng, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục, tăng lương tối thiểu và tăng giá điện cũng có thể gây khó cho nỗ lực kiềm chế lạm phát.
(BĐT) - Theo số liệu từ Bộ Lao động Mỹ, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,3% trong tháng 12/2023, cao hơn ước tính 0,2%. Tính trên cơ sở 12 tháng, CPI đóng cửa năm 2023 tăng 3,4%. Các nhà kinh tế được Dow Jones khảo sát đã kỳ vọng mức tăng trưởng hàng năm là 3,2%.
(BĐT) - Cục Thống kê Hà Nội vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của TP. Hà Nội tháng 12/2023 giảm 0,1% so với tháng trước, tăng 4,77% so với tháng 12/2022. Tính chung cả năm 2023, CPI bình quân tăng 2,04% so với bình quân năm 2022.