(BĐT) - Trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ dự kiến giao 23 chỉ tiêu cho các cơ quan của Chính phủ chủ trì, theo dõi, đánh giá theo định kỳ thời gian cụ thể; đồng thời đưa ra 10 nhóm giải pháp chủ yếu và 59 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong giai đoạn đến năm 2030.
(BĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
(BĐT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa chủ trì cuộc họp với Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" trình Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về một số nội dung trọng tâm của Đề án.
(BĐT) - Theo các chuyên gia, đối với nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, trình độ của người lao động còn hạn chế như Việt Nam thì chuyển đổi lao động và phát triển nguồn nhân lực số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cơ hội và cũng là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay.
(BĐT) - Sáng 9/11, Hội thảo Chuyên đề 1 về Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức đã chính thức được khai mạc.
(BĐT) - Sắp hết giai đoạn dân số vàng nhưng công nghiệp hóa ở Việt Nam vẫn còn ở vị trí thấp trong nền kinh tế và ở giai đoạn thấp trong chuỗi giá trị sản phẩm.
(BĐT) - Ngành điện tử của Việt Nam xuất khẩu với kim ngạch lớn, nhưng thực tế là chủ yếu từ khối doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các DN điện tử trong nước vẫn chủ yếu là gia công. Thúc đẩy liên kết giữa hai khối DN này, chắc chắn trong tương lai ngành công nghiệp điện tử sẽ thực sự phát triển mạnh.
(BĐT) - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) được đánh giá là có tác động mạnh mẽ và toàn diện đến phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Với lợi thế của người đi sau, Việt Nam cần một cách tiếp cận độc đáo, khác biệt và khả thi để bứt phá phát triển.
(BĐT) - Trong những năm qua, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) điện tử của Việt Nam hoàn toàn phát triển tự phát, phụ thuộc hoàn toàn vào sự “định hướng” từ các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mà chưa có các chính sách ưu tiên nào.
(BĐT) - Sự yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT), đặc biệt là ngành cơ khí chế tạo có thể khiến mục tiêu công nghiệp hóa của quốc gia không thể về đích vào năm 2020, cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết sẽ tuột khỏi tầm tay. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo Thực trạng và nhu cầu đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp CNHT Việt Nam vừa diễn ra.