(BĐT) - Để thúc đẩy liên kết, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp (DN) Việt Nam không thể chỉ thụ động, phụ thuộc vào khu vực DN FDI, mà phải chủ động xây dựng, duy trì lợi thế cạnh tranh và nỗ lực vươn lên. Đó sẽ là mũi tên trúng nhiều đích, không chỉ để bắt tay được với DN FDI, mà còn giúp tăng sức hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài, củng cố sức mạnh nội tại của nền kinh tế, phát triển bền vững.
(BĐT) - Trò chuyện với Báo Đấu thầu, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, quá trình hội nhập và phát triển của kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước tiến dài về nhiều mặt. Song, trước bối cảnh thế giới có nhiều bất định và cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt, Việt Nam cần nhìn lại cách làm trong những năm qua, dấn bước mạnh mẽ hơn để bắt nhịp với sự phát triển của khu vực và trên thế giới.
(BĐT) - Ngày 22/11/2022, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương có buổi tiếp Giám đốc Khu vực châu Á của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Michael Schiffer.
(BĐT) - Theo dự báo vừa cập nhật của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh tế nước ta năm nay có thể đạt 7,5%. Trong đó, ngành công nghiệp với công nghiệp chế tạo là “đầu kéo” được ví như một “động lực” quan trọng của tăng trưởng. Tuy vậy, theo nhiều chuyên gia kinh tế cũng như đại diện doanh nghiệp (DN), vị thế ngành công nghiệp Việt trong chuỗi giá trị toàn cầu chưa được như mong đợi.
(BĐT) - Đầu tư cho hạ tầng giao thông, tính kết nối đồng bộ giữa các vùng kinh tế, đặc biệt với vùng kinh tế TP.HCM, có vai trò quan trọng để giữ nhịp tăng trưởng bền vững. Đồng thời, TP.HCM cũng nên được tạo cơ chế để trở thành địa phương “dẫn đầu”, kéo khu vực phía Nam phát triển thay vì chỉ “đứng đầu”.
(BĐT) - Sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu không chỉ thu hút thêm nhiều cơ sở sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mà còn phát triển được các doanh nghiệp Việt cốt lõi, có sức cạnh tranh quốc tế; phát triển hơn nữa ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam.
(BĐT) - Nhắc đến câu chuyện Việt Nam chỉ mới thu “tiền lẻ” khi tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh một lựa chọn không thể khác là doanh nghiệp phải đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ. Đồng thời, theo nhiều ý kiến, doanh nghiệp cũng cần tiếp tục được tháo gỡ khó khăn, mở rộng cơ hội tiếp cận nguồn lực hơn.
(BĐT) - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam có đóng góp tới 45% vào GDP, nhưng họ chưa thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Vậy phải làm gì để sản phẩm của khối DN này xuất ngoại thành công?
(BĐT) - Thông tin này được các chuyên gia kinh tế cho biết tại Hội thảo “Triển vọng xuất khẩu dệt may năm 2018 và tương lai chuỗi giá trị toàn cầu” diễn ra ngày 3/11, tại Hà Nội.
(BĐT) - Sắp bước sang năm 2018 với một loạt hiệp định thương mại tự do bắt đầu có hiệu lực là cơ hội lớn để doanh nghiệp (DN) Việt “bơi” ra biển lớn. Cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ khi mà phần lớn DN vẫn còn đang phải vật lộn để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, xây dựng thương hiệu cho riêng mình.
(BĐT) - Mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (DN) cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (CNHT), nhưng trên thực tế, nhiều hỗ trợ vẫn chưa thể đến được với đối tượng thụ hưởng.
(BĐT) - Ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế tại Việt Nam đã khuyến cáo, khi nền kinh tế càng mở ra theo xu hướng hội nhập thì quy mô doanh nghiệp càng bị nhỏ lại. Đó là nguy cơ khi các doanh nghiệp thiếu sự liên kết theo chuỗi giá trị toàn cầu và tận dụng các dịch vụ phát triển kinh doanh (PTKD) sẵn có để phát triển trong bối cảnh hội nhập.
(BĐT) - Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây, chỉ 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam được tham gia vào mạng lưới sản xuất (bao gồm xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp).
(BĐT) - Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong tương lai phụ thuộc nhiều vào việc các doanh nghiệp (DN) nội đóng vai trò gì trong chuỗi giá trị toàn cầu.