#Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Dự án giai đoạn 2 mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên đã kéo dài 14 năm với nhiều tồn tại, vướng mắc chưa được giải quyết

Tái khởi động Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên?

(BĐT) - Gần đây xuất hiện thông tin Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) có văn bản gửi cấp có thẩm quyền đề xuất xin làm tiếp Dự án giai đoạn 2 mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên đang bị đình trệ. Tuy nhiên, theo nguồn tin của Báo Đấu thầu, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến nay chưa nhận được phương án đề xuất.
Ảnh minh họa: Internet

Chưa nghiêm túc trong việc gửi báo cáo giám sát tài chính DNNN

(BĐT) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, UBND TP.HCM, UBND tỉnh Sơn La là 4 cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước chưa gửi báo cáo hoặc báo cáo chưa đầy đủ kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp về Bộ Tài chính.
Ảnh Internet

Xem xét phương án xử lý 3 dự án yếu kém ngành Công Thương

(BĐT) - Phiên họp thứ 12 của Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số doanh nghiệp (DN) chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương vừa diễn ra tại Hà Nội chiều ngày 9/9 họp bàn xem xét về phương án xử lý 3 dự án: Nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ, Nhà máy Thép Việt Trung, Nhà máy Thép Thái Nguyên giai đoạn 2.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam chịu thiệt hại nặng nề do dịch Covid-19 (ảnh: Internet)

Doanh thu của 19 DN thuộc “siêu” Ủy ban giảm trên 27.300 tỷ đồng do dịch Covid-19

(BĐT) - Theo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, dự kiến doanh thu của các tập đoàn, tổng công trực thuộc Ủy ban trong quý I/2020 giảm khoảng 27.376 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, 7 tập đoàn, tổng công ty đã bắt đầu không cân đối được thu chi, tổng số lỗ khoảng 3.728 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) chịu thiệt hại nặng nề nhất. 
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình chủ trì cuộc họp ngày 19/3 (ảnh: CMSC)

“Siêu” Ủy ban cần sát cánh cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

(BĐT) - Tại cuộc làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ngày 19/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nhấn mạnh yêu cầu, Ủy ban cần sát cánh với các doanh nghiệp trực thuộc để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Dự án Đường dây 500 kV Nhiệt điện Vân Phong - Vĩnh Tân được Thủ tướng Chính phủ giao cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN xem xét quyết định chủ trương đầu tư. Ảnh: Lê Tiên

Ách tắc dự án chuyển giao từ các bộ về “siêu” Ủy ban

(BĐT) - Vướng mắc trong việc thực hiện các dự án chuyển tiếp từ các bộ về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN) khiến không ít dự án đầu tư lớn đang đình trệ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm chưa đạt kế hoạch đề ra.
Tổng công ty Phát điện 1 đề xuất lùi tiến độ cổ phần hóa tới năm 2021. Ảnh: Duyên Hải

Khi “ông lớn” xin lùi tiến độ cổ phần hóa

(BĐT) - Vừa “chân ướt, chân ráo” về với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, không ít “ông lớn” như: Tổng công ty Viễn thông MobiFone; Tổng công ty Phát điện 1; Tổng công ty Phát điện 2… mới đây đã đồng loạt có văn bản đề nghị điều chỉnh “lùi” tiến độ cổ phần hóa (CPH). 
Tổng công ty Lương thực miền Bắc, một trong các DNNN chuyển về ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, dự kiến doanh thu năm 2018 vượt mức 10-20%

4 nội dung chủ yếu trong kế hoạch hoạt động của “siêu” Ủy ban

(BĐT) - Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, xác định công việc cần triển khai ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức là hết sức lớn và nặng nề, Ủy ban đã chủ động đề ra kế hoạch hoạt động giai đoạn 2018 - 2020 với 4 nội dung chính.
Đã có 14 doanh nghiệp nhà nước được chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ảnh: Tiên Giang

Cấp tập chuyển giao DN về “siêu” Ủy ban

(BĐT) - Trong hai ngày, 14 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trực thuộc các bộ chuyên ngành quản lý đã được chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban). 
Theo kế hoạch, năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp, nhưng đến hết tháng 9/2018 mới cổ phần hóa được 10 doanh nghiệp. Ảnh: Lê Tiên

“Siêu Ủy ban”: Kỳ vọng và áp lực

(BĐT) - Không thể phủ nhận đang có một áp lực rất lớn đối với “siêu Ủy ban” trong từng đường đi, nước bước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN). 
Khi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đi vào hoạt động, đầu tư của khối DNNN được kỳ vọng sẽ sôi động hơn. Ảnh: Thanh Sang

DNNN “ngại” đầu tư khi sắp về “siêu Ủy ban”

(BĐT) - 8 tháng đầu năm 2018, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tăng quá thấp. Một trong những nguyên nhân là do nhiều “ông lớn” có tên trong danh sách chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN) đang nghe ngóng, chờ đợi, ngại đầu tư. 
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN sẽ quản lý trực tiếp với DN lớn và quản lý gián tiếp thông qua SCIC với DN nhỏ. Ảnh: Gia Khoa

Về “siêu uỷ ban”, có thể thay lãnh đạo nếu DN yếu kém

(BĐT) - Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Quyết định ban hành quy chế chuyển giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với nhiều điểm mới về quyền của đại diện sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN), cách thức quản trị DN. 
Ảnh minh họa.

Chuyển động mới tại “siêu ủy ban”

(BĐT) - Được thành lập vào tháng 2/2018, đến nay, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN) - cơ quan sẽ quản lý 820 nghìn tỷ đồng vốn chủ sở hữu nhà nước cùng 1,5 triệu tỷ đồng tài sản của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) - đang có những chuyển động để đi vào hoạt động. 
Ảnh Internet

Chọn nhân sự chất lượng cao cho “siêu ủy ban”

(BĐT) - Tương lai của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang đặt yêu cầu đối với quá trình tuyển dụng nhân sự cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN) là phải được giám sát chặt chẽ.