#RCEP
Ảnh minh họa: Internet

Standard Chartered: Việt Nam có triển vọng tươi sáng trong trung hạn

(BĐT) - Theo một báo cáo với tiêu đề "Gặt hái thành công tại ASEAN" vừa được Ngân hàng Standard Chartered công bố, 58% lãnh đạo các doanh nghiệp đã có kế hoạch mở rộng hoạt động bán hàng tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai.
Ảnh minh họa: Internet

RCEP có thể sẽ mang lại cú hích năng suất lớn cho Việt Nam

(BĐT) - Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại, tăng thu nhập và nâng tỷ trọng GDP toàn cầu của các thành viên lên gần 33%. Đó là nhận định được HSBC đưa ra trong Báo cáo “Thực thi RCEP: Nhìn lại quá trình thực thi trong bối cảnh thách thức thương mại” công bố mới đây.
Ảnh minh họa: Internet

Standard Chartered: Tập trung vào khu vực sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy phục hồi sau đại dịch

(BĐT) - Theo Báo cáo “Những thách thức và cơ hội cho Việt Nam từ RCEP” vừa được Ngân hàng Standard Chartered công bố, Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ  Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, RCEP được kỳ vọng sẽ xóa bỏ tới 90% thuế quan trong vòng 20 năm giữa các thành viên.
Hiện hàng hóa từ các nước thành viên trong khối RCEP đang chiếm khoảng 70% tổng nhập khẩu của Việt Nam. Ảnh: Nhã Chi

Thực thi hiệu quả RCEP: Thêm động lực cho phục hồi kinh tế

(BĐT) - Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đã mở thêm “sân chơi” rộng lớn cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Đặc biệt, theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc thực thi hiệu quả Hiệp định trong bối cảnh hiện nay sẽ giúp Việt Nam “chung nhịp đập” phục hồi kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong khu vực cũng như trên thế giới.
Năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đạt khoảng 40,07 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2020. Ảnh: Lê Tiên

Tận dụng cơ hội từ các FTA để phục hồi kinh tế

(BĐT) - Hai năm đại dịch hoành hành, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, sức chống chịu của nền kinh tế, doanh nghiệp (DN) từng bước được cải thiện. Nền kinh tế tiếp tục hội nhập ngày càng sâu rộng, thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2022 của ngành công thương là thực hiện đồng bộ và triển khai hiệu quả các FTA, tối ưu hóa cơ hội cho nền kinh tế.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực sẽ giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào một khu vực kinh tế lớn với quy mô khoảng 30% dân số thế giới, chiếm gần 30% GDP toàn cầu. Ảnh: Tiên Tấn

Thực thi RCEP: Thêm trợ lực phục hồi kinh tế

(BĐT) - Chỉ còn ít ngày nữa, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ chính thức có hiệu lực, mở ra một thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Giới chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc RCEP đi vào thực thi sẽ tạo thêm trợ lực cho doanh nghiệp (DN) nói riêng, nền kinh tế nói chung phục hồi và bứt tốc sau dịch.
Hiệp định RCEP dự kiến sẽ giúp tạo lập một thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng (ảnh: Internet)

“Siêu hiệp định” RCEP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022

(BĐT) - Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 05 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Cùng với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, RCEP tạo ra khuôn khổ để đơn giản hóa thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ, tạo thuận lợi cho thương mại. Ảnh: Nguyễn Trí

RCEP - “Trái ngọt” sau hành trình gian nan

(BĐT) - Vào ngày Chủ nhật giữa tháng 11/2020, trong lúc đại dịch Covid-19 đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và xu hướng bảo hộ mậu dịch đang cản trở quá trình hội nhập kinh tế, 15 nước đã cùng ngồi lại ký kết một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới - Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Những mặt hàng được hưởng lợi từ RCEP gồm dệt may, công nghiệp nhẹ, rau quả. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

RCEP: Ngành nào hưởng lợi, ngành nào bất lợi?

(BĐT) - Tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Việt Nam được đánh giá là một trong số các quốc gia hưởng lợi lớn nhất. Trong đó, có một số ngành hàng được hưởng lợi lớn, cũng có nhiều ngành hàng sẽ gặp bất lợi. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội từ RCEP, điều cốt lõi vẫn là tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước, nhất là trong những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế.
Hiệp định RCEP sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam mở ra cơ hội tăng trưởng xuất khẩu, gia tăng đầu vào từ nhập khẩu có chất lượng; tham gia chuỗi giá trị… Ảnh: Lê Tiên

RCEP thúc đẩy cải cách, tăng tính tự chủ của nền kinh tế

(BĐT) - Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có thể tạo thêm xung lực cải thiện quy mô thương mại và đầu tư, đồng thời giúp gắn kết hiệu quả hơn doanh nghiệp (DN) Việt Nam vào chuỗi giá trị khu vực. Để tối đa hóa cơ hội từ Hiệp định, một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy cải cách thể chế, “chìa khóa” hiện thực hóa tiềm năng từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ tạo ra áp lực buộc doanh nghiệp Việt Nam chuyển mình, vươn lên. Ảnh: Minh Trí

RCEP: Mở thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

(BĐT) - Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vừa ký kết trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 được kỳ vọng mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

Việc ký kết RCEP sẽ tạo nên một cú hích mới cho sự phát triển thương mại giữa 10 thành viên của ASEAN và các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand. Ảnh: Lê An

RCEP có thể được ký kết vào ngày 15/11

(BĐT) - Tại cuộc họp báo về Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị Cấp cao liên quan ngày 9/11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết, đàm phán liên quan đến Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được hoàn tất.

Gắn kết khu vực để thích ứng nhanh với sự thay đổi

Gắn kết khu vực để thích ứng nhanh với sự thay đổi

(BĐT) - Năm 2020 là năm Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với chủ đề “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”. Đây được xem là cơ hội lớn để doanh nghiệp (DN) Việt Nam tranh thủ tận dụng các cơ hội để gắn kết khu vực để thích ứng nhanh với những thay đổi trong chuỗi cung ứng do tác động của đại dịch Covid-19 gây ra.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

RCEP dự kiến được ký kết tháng 11/2020

(BĐT) - Ngày 23/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) giữa kỳ lần thứ 10 dưới hình thức trực tuyến. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Việt Nam đang nhanh chóng hoàn tất việc rà soát pháp lý lời văn để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định vào tháng 11/2020 tại Hà Nội.
Hội thảo "Hiệp định RCEP: Tình hình đàm phán và những vấn đề DN cần quan tâm" diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: Trần Nam

Kỳ vọng tham gia sâu vào chuỗi giá trị từ Hiệp định RCEP

(BĐT) - Một trong những kỳ vọng lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp đối với Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực - RCEP (hay còn gọi là ASEAN+6) mà Việt Nam đang đàm phán là các doanh nghiệp nội sẽ được tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị của khu vực này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn cấp cao Việt Nam bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 12/9. Ảnh: Quang Hiếu

Thương mại Việt - Trung đặt mục tiêu 100 tỷ USD năm 2017

(BĐT) - Sáng 12/9 (theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn cấp cao Việt Nam đã tới Thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu thăm chính thức Trung Quốc theo lời mời của Thủ tướng Quốc Vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường.
Các đại biểu dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Ảnh: Lam Yên

Hướng tới thị trường lớn nhất thế giới

Đó là một trong những nội dung chính tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần 22 và các hội nghị liên quan diễn ra ngày 3.3 tại Chiang Mai (Thái Lan). Dẫn đầu đoàn Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú.