(BĐT) - Báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2023 của các ngân hàng cho thấy bức tranh kinh doanh khá ảm đạm. Trong khi số ít nhà băng vẫn duy trì tăng trưởng về lợi nhuận dù mức tăng trưởng chậm lại đáng kể thì nhiều ngân hàng công bố lợi nhuận giảm sâu so với cùng kỳ năm 2022.
(BĐT) - Nợ xấu toàn hệ thống đã vọt lên mức trên 5% vào cuối tháng 8. Nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, MBBank, Techcombank… tuy có tỷ lệ nợ xấu dưới ngưỡng 3%, nhưng đang tăng tốc từ quý này sang quý khác. Nợ xấu tăng có thể gây căng thẳng thanh khoản và rủi ro tiềm ẩn với hệ thống ngân hàng, nên cần các giải pháp rốt ráo hơn để xử lý nợ xấu, trong đó chú trọng tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém.
(BĐT) - Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 3,56%, cao hơn mức 2% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn của hệ thống các TCTD ở mức 6,16% so với tổng dư nợ.
(BĐT) - Giá trị nợ xấu đã tăng 40,2% so với cuối năm 2022, tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn hệ thống đến cuối tháng 3/2023 là 2,88%, cao hơn đáng kể so với mức 2,05% vào cuối năm 2022. Những con số này cho thấy ngành ngân hàng đang đứng trước áp lực lớn về nợ xấu.
(BĐT) - Tại Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng những tháng đầu năm 2023 gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã tích cực chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng tài sản, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.
(BĐT) - Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đang gia tăng do các khó khăn của doanh nghiệp bộc lộ rõ nét hơn, quy định về tái cơ cấu các khoản nợ đã hết hiệu lực. Trong khi đó, kết quả xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi. Đây có thể là áp lực khiến nhiều nhà băng tìm cách bán tài sản thế chấp của các khoản nợ xấu thời gian gần đây.
(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đánh giá một cách thận trọng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho công ty quản lý nợ và tài sản của các tổ chức tín dụng, dư nợ của khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ ở mức cao là 7,42%. Như vậy, chất lượng tín dụng đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn, đáng quan ngại.
(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến cuối tháng 9/2021, tổng nợ xấu nội bảng toàn hệ thống là 219,98 nghìn tỷ đồng, tăng 19,2% so với cuối năm 2020, chiếm 1,9% tổng dư nợ. Lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 9/2021, toàn hệ thống đã xử lý được khoảng 366,4 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42.
(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 3/2020 là 1,77%. Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 3/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được 1.076,95 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Riêng năm 2019 xử lý được 159,7 nghìn tỷ đồng và 3 tháng đầu năm 2020 xử lý được 26,94 nghìn tỷ đồng.