(BĐT) - Ngành thép Việt Nam được đánh giá còn hạn chế về công nghệ, nguyên liệu, năng lực sản xuất và chủng loại sản phẩm. Khắc phục những hạn chế này, thúc đẩy ngành phát triển cân đối, hiện đại, bền vững là mục tiêu đặt ra tại Dự thảo Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đang được Bộ Công Thương xây dựng.
(BĐT) - Đến nay, ngành thép Việt Nam không những đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế mà còn xuất khẩu đến trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, theo ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel), tăng trưởng dài hạn vẫn khó khăn, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt.
(BĐT) - Theo Tổng cục Hải quan, những tháng đầu năm 2024, lượng sắt thép các loại nhập khẩu (NK) tăng mạnh cả về lượng cũng như trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trước áp lực từ hàng ngoại, các doanh nghiệp (DN) trong ngành thép phải nâng cao năng lực cạnh tranh để thích ứng với bối cảnh mới…
(BĐT) - Những ngày gần đây, một số doanh nghiệp thép đồng loạt có thông báo gửi khách hàng về việc điều chỉnh tăng giá bán đối với một số sản phẩm, mức tăng từ 100.000 - 300.000 đồng/tấn.
(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ùn dài hàng km chiều mùng 4 Tết; phương tiện 'rồng rắn' nối đuôi nhau qua cầu Rạch Miễu; Quản lý thị trường TP.HCM nói lý do một số cây xăng đóng cửa; hàng hóa tại Hà Nội dồi dào, giá rau xanh hạ nhiệt; năm 2022, nhiều doanh nghiệp Việt lãi tỷ USD…
Triển vọng tăng trưởng dựa trên ngành bất động sản lẫn xây dựng sẽ hồi phục, qua đó thúc đẩy sản lượng toàn ngành thép. Tuy vậy các doanh nghiệp thép cũng đang đối diện rủi ro chi phí nguyên, nhiên liệu tăng vọt...
(BĐT) - Giá một số loại vật liệu xây dựng đã và đang tăng cao, nhất là giá thép tăng phi mã (tăng 40 - 45% so với cuối năm 2020) khiến nhiều nhà thầu đứng trước nguy cơ vỡ trận, phá sản. Trong bối cảnh đó, các giải pháp chặn đà tăng giá thép, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) đã được đưa ra.
(BĐT) - Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, tháng 3 năm 2021, sản lượng sắt thép thô ước đạt 2.142,5 nghìn tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ; thép cán ước đạt 707 nghìn tấn, tăng 47,9% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc ước đạt 723,3 nghìn tấn, giảm 4,6% so với cùng kỳ.
(BĐT) - Thời gian qua, giải ngân vốn đầu tư công duy trì đà tăng tích cực. Với việc khởi công nhiều dự án đầu tư công lớn trong thời gian tới, có cơ sở để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2020. Đây cũng là cơ hội vực dậy ngành vật liệu xây dựng, nhất là các doanh nghiệp (DN) thép, xi măng, sau những tháng đầu năm đuối sức.
(BĐT) - Năm 2019 đã khép lại với sự tăng trưởng chậm chạp của thị trường thép toàn cầu và trong nước. Bước sang năm 2020, dự báo tăng trưởng sản xuất thép của Việt Nam vẫn đạt khoảng 6 - 8%. Song theo ông Trịnh Khôi Nguyên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), đây sẽ vẫn là một năm mà ngành thép đối mặt với nhiều khó khăn.
(BĐT) - Mối lo ngại của các chuyên gia và doanh nghiệp thép về “bóng mây ảm đạm” bao phủ hoạt động kinh doanh của ngành này ngay từ đầu năm 2019 đã trở thành hiện thực. Báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2019 cho thấy, kể cả doanh nghiệp thép lớn cũng báo lợi nhuận sụt giảm mạnh, thậm chí lỗ.
(BĐT) - Mở đầu phiên giao dịch ngày 22/1, cổ phiếu của Công ty CP Ðầu tư Thương mại SMC (mã chứng khoán: SMC) đã giảm sàn xuống mức 13,95 đồng. Kết quả thua lỗ trong quý IV/2018 và lợi nhuận cả năm sụt giảm mạnh là nguyên nhân tiêu cực khiến cổ phiếu SMC lao dốc. Lợi nhuận giảm mạnh cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp thép khác, thậm chí là thua lỗ.
(BĐT) - Theo số liệu của Bộ Công Thương, ngành thép có sự tăng trưởng tốt trong 9 tháng đầu năm 2018. Sản lượng sản xuất sắt thép thô; thép cán; thép thanh, thép góc tăng lần lượt là 36,6%, 6,3% và 8,1% so với cùng kỳ năm 2017.
(BĐT) - Xuất khẩu thép của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam liên tục gia tăng trong những năm gần đây. Bên cạnh sức tăng trưởng khá khi đẩy mạnh xuất khẩu, các DN thép Việt đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá từ các nước nhập khẩu.
(BĐT) - Theo Bộ Công Thương, 9 tháng đầu năm 2018, ngành thép có sự tăng trưởng tốt. Sản lượng sản xuất sắt thép thô; thép cán; thép thanh, thép góc tăng lần lượt là 36,6% ; 6,3% và 8,1% so với cùng kỳ năm 2017.
(BĐT) - Dự báo về tăng trưởng ngành thép năm 2018, Bộ Công Thương nhận định sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với mức tăng khoảng 20% so với năm 2017. Đây là dự báo lạc quan trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang có dấu hiệu leo thang và cảnh báo có thể tác động đến doanh nghiệp (DN) thép Việt Nam.
(BĐT) - Theo khảo sát của Báo Đấu thầu, tổng doanh thu quý III/2017 của 14 doanh nghiệp ngành thép đang niêm yết trên HOSE, HNX, và UPCoM đạt hơn 33.050 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2016; lợi nhuận sau thuế đạt 2.882 tỷ đồng, tăng gần 43% so với cùng kỳ 2016.
(BĐT) - Bộ Công Thương vừa có văn bản báo cáo về tình hình hoạt động công nghiệp và thương mại trong 9 tháng năm 2017. Theo đó, ngành thép đã có mức tăng trưởng tốt, đạt được nhiều kết quả tích cực trong sản xuất, kinh doanh.
(BĐT) - Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo, khả năng tăng trưởng 12% của ngành thép trong năm 2017 là hoàn toàn có thể đạt được. Đây được xem là mức tăng ấn tượng của ngành thép trong 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, “sức khỏe” của các “ông lớn” ngành thép lại phân hóa khá rõ nét.
(BĐT) - Trước áp lực thép ngoại, doanh nghiệp (DN) thép Việt Nam đang tính đến sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại, nhưng ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng đó chỉ là giải pháp tình thế.