(BĐT) - Tại cuộc làm việc với Bộ Công Thương ngày 17/9/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đốc thúc ngành Công Thương xây dựng quy chế, quy định, nghị định để thúc đẩy, khuyến khích phát triển ngành điện, trước mắt là dự án năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió ngoài khơi (ĐGNK). Về phía nhà đầu tư, ý kiến từ Tập đoàn FECON nhấn mạnh thực thi cần “nói thật, làm thật” nhằm giải quyết hiệu quả các vấn đề vướng mắc.
(BĐT) - Tính đến đầu tháng 7/2024, Cà Mau có 16 dự án trong quy hoạch được phê duyệt với tổng công suất 1.000 MW. Hiện, tỉnh có 14 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng công suất 800MW.
(BĐT) - Có 1.235 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến hết năm 2023, nhưng Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power) quyết định không chia cổ tức mà để dành nguồn lực đầu tư cho năm 2024. PV Power hiện có 7 nhà máy điện, đang xúc tiến đầu tư Nhà máy Điện khí LNG Quảng Ninh đồng thời nghiên cứu phát triển một số nhà máy điện khác. Không chỉ PV Power, nhiều doanh nghiệp lớn cũng hướng nguồn lực đầu tư vào phát triển năng lượng.
(BĐT) - Cuối tháng 4, đầu tháng 5/2024 dư luận chứng kiến những hóa đơn tiền được “khoe” trên mạng xã hội kèm theo những cảm thán khác nhau: “Chỉ số đồng hồ đo điện “nhảy” còn nhanh hơn giá vàng; Ôi ngất với tiền điện; Không thể nào hiểu nổi…”. Nắng nóng trên diện rộng ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam là “thủ phạm” đẩy mức tiêu thụ điện của khách hàng tăng đột biến.
(BĐT) - Theo ông Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Chính sách (VEPR), nếu việc phát triển điện năng lượng tái tạo giúp các khu công nghiệp tiết kiệm được 1% chi phí tiêu thụ điện so với mua điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thì sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp, cho quốc gia, bảo đảm nguồn cung điện ổn định cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh.
(BĐT) - Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngày 2/1, Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn cho biết, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng vẫn không đủ bù đắp được chi phí sản xuất điện nên Tập đoàn tiếp tục lỗ năm thứ hai liên tiếp.
Phát biểu với hãng tin WAM của UAE, Tiến sỹ Al Hosany đánh giá cao thành công đạt được trong mỗi ngày tại hội nghị, trong đó có việc tăng cường các sáng kiến tài chính và động lực toàn cầu.
(BĐT) - Tại thông báo kết luận về các giải pháp bảo đảm cung ứng điện năm 2024 vừa ban hành, Thường trực Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp toàn diện về nguồn điện, truyền tải điện, tiêu thụ và tiết kiệm điện, giá điện. Trong đó, năng lượng tái tạo là một trong những nguồn điện quan trọng được chú ý.
(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là từ ngày 27/10, cuộc gọi của các nhà mạng sẽ có tên định danh để phòng chống lừa đảo; đề xuất hơn 4.000 tỷ đồng làm gần 4 km đường ven sông Sài Gòn; 24 dự án năng lượng tái tạo muốn bán điện trực tiếp, không qua EVN; sẽ thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch bán đảo Thanh Đa…
(BĐT) - Để giải tỏa công suất lắp đặt các dự án điện năng lượng tái tạo (NLTT), chuẩn bị hạ tầng truyền tải cho dòng điện từ lĩnh vực năng lượng mới, tiến tới giải quyết triệt để tình trạng thiếu điện vào mùa hè, hàng loạt công trình truyền tải điện đã được đầu tư trong những năm qua. Tuy nhiên, nhiều dự án vẫn chưa thể đưa vào vận hành, khai thác do vướng thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thủ tục đầu tư kéo dài, giải phóng mặt bằng (GPMB) chậm…
(BĐT) - Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đã thể hiện rõ định hướng ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Với tỷ lệ năng lượng tái tạo đến năm 2050 đạt hơn 70%, đây thực sự được coi là bản quy hoạch "xanh" của ngành năng lượng hướng tới mục tiêu đến 2050, Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0.
(BĐT) - Ngành năng lượng tái tạo, năng lượng xanh đang có những bước tiến mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, được thúc đẩy bởi cùng mục tiêu bảo vệ Trái đất để phát triển bền vững. Bối cảnh này tạo điều kiện để các doanh nghiệp/nhà khoa học tích cực đầu tư, nghiên cứu các giải pháp công nghệ sáng tạo. Từ đó, hàng loạt phát minh, cải tiến khoa học về năng lượng xanh đã xuất hiện trong thời gian gần đây và hứa hẹn sẽ tiếp tục bùng nổ.
(BĐT) - Sau giai đoạn bùng nổ về số lượng nhà máy và công suất, ngành năng lượng tái tạo (NLTT) rơi vào hoàn cảnh éo le, hàng chục tỷ USD đầu tư vào các dự án “mốc meo” sương gió nhiều năm. Nguồn lực đầu tư bị lãng phí, trong khi điện vẫn thiếu và ngày càng thiếu trầm trọng hơn.
(BĐT) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến ngày 8/9/2023 đã có 80/85 dự án năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp với tổng công suất 4.497,86MW gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện, tăng thêm 1 dự án (Nhà máy điện gió LIG Hướng Hóa 2) so với tuần trước.
(BĐT) - Quy hoạch điện VIII được nhiều nhà đầu tư đánh giá “rất đẹp”, bởi có sự cân đối, hài hòa giữa cơ cấu nguồn và lưới giữa các vùng miền. Từ định hướng lớn này, nhiều nhà đầu tư mong đợi những chính sách, giải pháp cụ thể, hợp lý, có lợi cho các bên sẽ được đề cập rõ ràng trong Kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII.
(BĐT) - Theo thông tin vừa được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cập nhật, đến ngày 11/8, có 18 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp với tổng công suất 952,12 MW đã hoàn thành thủ tục vận hành thương mại (COD), phát điện thương mại lên lưới.
(BĐT) - Tại Báo cáo "Vietnam at a glance - Chuyển dịch năng lượng", Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu của HSBC cho biết, chuyển đổi năng lượng là trọng tâm chính của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam trong những năm gần đây. Một loạt các chính sách ngoại giao liên quan đến năng lượng làm nổi bật tham vọng của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh.
(BĐT) - Cập nhật thông tin về tình hình thực hiện thủ tục của 85 dự án năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, đến ngày 7/7/2023 vẫn còn 15 dự án với tổng công suất 882,7 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán giá.
(BĐT) - Theo Báo cáo Đầu tư thế giới do Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố mới đây, sau khi phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã giảm 12% trong năm 2022 xuống còn 1.300 tỷ USD.
(BĐT) - Ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam đang gặp phải một số thách thức như nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch…, do đó, cần thiết phải sớm có thể chế, chính sách ưu tiên, đột phá để thúc đẩy phát triển, đồng thời nâng cao năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp năng lượng thuộc mọi thành phần kinh tế, từ đó tạo ra sự chủ động về năng lượng cho Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.