1. Trong phần năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, nêu Đã thực hiện gói thầu có tính chất tương tự trong.... năm gần đây. Cho hỏi sự khác biệt giữa gói thầu và hợp đồng là như thế nào?
2. Trong phần năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, chỉ nêu Đã thực hiện gói thầu có tính chất tương tự trong.... năm gần đây. Vì việc mô tả tính chất tương tự không rõ, nên ngoài tương tự về quy mô, tính chất, loại cấp công trình thì có được đưa thêm tiêu chí giá trị (ví dụ trên 40-50% giá gói thầu) để đánh giá là gói thầu có tính chất tương tự không?
Rất mong được sự hỗ trợ của Diễn đàn.
Thành viên góp ý
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
1. Xét về khái niệm, gói thầu và hợp đồng là hai khái niệm có cách định nghĩa khác nhau. Theo pháp luật đấu thầu, gói thầu được định nghĩa bao hàm phạm vi, tính chất kỹ thuật của công việc cần thực hiện, là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trong khi đó, pháp luật dân sự định nghĩa, hợp đồng là sự thoả thuận, giao kết của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt, huỷ bỏ quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia đối với một công việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật.
Tại Mẫu số 6A HSMT dịch vụ tư vấn được ban hành kèm theo Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT hướng dẫn quy định kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu như sau: “Đã thực hiện gói thầu có tính chất tương tự trong... Năm gần đây”. Đồng thời, bảng mô tả kinh nghiệm của nhà thầu tại Mẫu này hướng dẫn, nhà thầu kê khai cho mỗi dịch vụ tư vấn tương tự như dịch vụ tư vấn được yêu cầu trong gói thầu này theo bản tóm tắt bao gồm tên công việc; tên gói thầu, dự án, chủ đầu tư; giá trị hợp đồng; thời gian thực hiện... Và đính kèm các văn bản, tài liệu liên quan để chứng minh.
Như vậy, để chứng minh kinh nghiệm đã thực hiện gói thầu có tính chất tương tự, thì tài liệu chứng minh là hợp đồng dịch vụ tư vấn tương tự.
2. Đối với Tiêu chuẩn đánh giá kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu tư vấn, Mẫu số 6A HSMT dịch vụ tư vấn được ban hành kèm theo Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT chỉ đưa ra quy định “đã thực hiện gói thầu có tính chất tương tự”, mà không đề cập đến “giá trị tương tự”. Tuy nhiên, việc pháp luật đấu thầu không đề cập đến tiêu chí này không đồng nghĩa đây là tiêu chí, hành vi bị cấm, không được quy định trong hồ sơ mời thầu. Việc quy định về giá trị tương tự có thể được thực hiện căn cứ vào sự cần thiết, mức độ phức tạp của dự án, gói thầu, và trách nhiệm giải trình của chủ đầu tư, bên mời thầu, trên cơ sở đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh trong đấu thầu.
LƯU Ý: CÁC THÔNG TIN TRONG BÀI ĐĂNG CHỈ MANG TÍNH THAM KHẢO