(BĐT) - Năm 2024 là năm đầu tiên Luật Đấu thầu 2023 đi vào cuộc sống, là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện khung khổ chính sách pháp luật về đấu thầu, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
(BĐT) - Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu là hết sức cần thiết, cấp bách nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; tiếp tục đơn giản hóa quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu, cắt giảm thời gian, chi phí trong hoạt động đấu thầu; tăng cường phân cấp quyết định các nội dung trong quy trình, thủ tục đấu thầu nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, gói thầu.
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát, xử lý kiến nghị, xử lý vi phạm trong đấu thầu; chú trọng kiểm tra những gói thầu ít nhà thầu tham dự, giá trị tiết kiệm thấp, gói thầu quy mô lớn, phức tạp, các gói thầu đấu thầu không qua mạng; gói thầu có nhiều kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, một nhà thầu trúng nhiều gói thầu tại một địa phương, một chủ đầu tư trong thời gian dài nhưng hiệu quả kinh tế thấp… là những nội dung được nêu bật tại Chỉ thị 24/CT-TTg ngày 29/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
(BĐT) - Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2023 của nhiều địa phương ghi nhận điểm sáng khi tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu tăng cao so với năm 2022. Đây là một tín hiệu cho thấy tính cạnh tranh và hiệu quả trong đấu thầu được nâng lên.
(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là ông Nguyễn Đức Chung bị truy tố do can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; công an TP.HCM đề xuất cán bộ, công chức đi làm trong 2 khung giờ; Việt Nam sẽ mua 20 triệu liều vaccine Vero Cell; Từ Sơn lên thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Ninh; kè hơn 100 tỷ đồng tại Quảng Nam sụt lún…
(BĐT) - Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2018 của các bộ, ngành, địa phương cho thấy, đa số các tồn tại, hạn chế của công tác đấu thầu đều do chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu còn thấp (bao gồm cả chủ đầu tư và đơn vị tư vấn).