(BĐT) - Ngày 31/12/2024 là hạn chót hoàn thành kế hoạch vốn của Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (gọi tắt là Chương trình). Điều này đặt ra không ít áp lực cho chủ đầu tư các dự án y tế thuộc Danh mục dự án của Chương trình. Nhiều gói thầu phải điều chỉnh rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng, tạo áp lực cho cả chủ đầu tư và nhà thầu...
(BĐT) - Hai năm kể từ khi có quyết định chủ trương đầu tư, các dự án lĩnh vực y tế tại Quảng Nam gặp nhiều khó khăn chưa thể giải ngân nguồn vốn được bố trí. Thậm chí, sau một vòng lập thủ tục đầu tư, gia hạn, điều chỉnh, mời thầu thì lại đi đến phần… trả vốn.
(BĐT) - Thời hạn giải ngân kế hoạch vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chỉ còn hơn 5 tháng. Việc thúc các dự án y tế sử dụng vốn hỗ trợ từ Chương trình về đích đúng hạn là bài toán đặt ra với nhiều chủ đầu tư hiện nay.
(BĐT) - Trong số 316 dự án đầu tư công do địa phương quản lý chưa giải ngân đồng vốn nào được Bộ Tài chính điểm danh mới đây, có nhiều dự án thuộc lĩnh vực y tế. Hàng loạt địa phương như Bắc Giang, Hoà Bình, Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên… được nhắc tên trong danh sách chậm tiến độ. Bên cạnh đó, một số dự án do chính Bộ Y tế quản lý cũng ở tình trạng “chưa giải ngân được đồng vốn nào”…
(BĐT) - Nhiều dự án lĩnh vực y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện của Quảng Nam được đầu tư theo hình thức xây mới, nâng cấp, cải tạo kèm theo mua sắm, lắp đặt thiết bị liên tục bị chậm tiến độ khiến cho nguồn lực đầu tư công lĩnh vực này tại Quảng Nam chưa phát huy hiệu quả.
(BĐT) - Đến nay, một số địa phương đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu (LCNT) các dự án y tế sử dụng vốn Trung ương hỗ trợ thông qua Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đa số các dự án vẫn đang trong giai đoạn tổ chức LCNT, nếu không thể về đích trong năm 2023 thì có thể phải điều chỉnh kế hoạch vốn.
(BĐT) - Đầu tư nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở là lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn hỗ trợ của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), thời hạn thực hiện là 2 năm (2022 - 2023). Ghi nhận từ thực tế cho thấy, bên cạnh Đắk Nông đang triển khai bảo đảm tiến độ, vẫn có một số địa phương chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu (LCNT), thậm chí có thể phải kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2024.
(BĐT) - UBND tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản gửi Bộ Y tế về rà soát danh mục các dự án thuộc Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong lĩnh vực y tế. Theo đó, Hậu Giang đề xuất triển khai 2 dự án với tổng mức đầu tư 133 tỷ đồng (1 dự án cho y tế tuyến huyện và 1 dự án cho y tế tuyến xã), tổng số vốn từ ngân sách trung ương thuộc Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.