(BĐT) - Theo Báo cáo Tài sản toàn cầu được Credit Suisse và UBS thực hiện, tài sản toàn cầu - được tính toán dựa trên tài sản các cá nhân nắm giữ từ bất động sản đến cổ phiếu và cổ phần - được dự báo tăng 38% vào năm 2027, trong đó tăng chủ yếu ở các thị trường mới nổi.
(BĐT) - Cách đây 15 năm, thị trường tài chính thế giới rúng động với cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn và nhiều ngân hàng lớn phải phá sản. Gần đây, một số ngân hàng lớn của Mỹ và Thụy Sỹ cũng buộc phải phá sản hoặc bị mua lại khi rơi vào khủng hoảng thanh khoản, làm mất niềm tin thị trường. Từ câu chuyện quốc tế nhìn về Việt Nam, đâu là những rủi ro đáng nhận diện? Phóng viên Báo Đấu thầu đã có cuộc phỏng vấn TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương về chủ đề này.
(BĐT) - Trong hơn 18 tháng qua, lạm phát ở mức cao chính là cơn đau không dứt với các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, trở thành bóng ma ám ảnh thị trường tài chính và tạo sức nặng lên tâm trí không chỉ giới đầu tư mà còn cả người tiêu dùng toàn cầu. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, lịch sử của thế giới hậu đại dịch sẽ được định nghĩa bằng câu chuyện về cuộc chiến của các ngân hàng trung ương với lạm phát.
(BĐT) - Theo báo cáo ngày 24/4 của Credit Suisse, trong quý I/2023, 61 tỷ Franc Thụy Sỹ (68 tỷ USD) đã được rút khỏi ngân hàng, phản ánh quy mô của cuộc "tháo chạy" dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng 167 năm tuổi này.
(BĐT) - Ngày 10/3 đánh dấu sự sụp đổ lớn nhất của một ngân hàng Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khi Silicon Valley Bank (SVB) không thể chống lại việc khách hàng ồ ạt rút tiền. Dù giới chức Mỹ đã nhanh chóng can thiệp và nắm quyền kiểm soát SVB, vụ sụp đổ đã khiến thị trường hoảng loạn và gây thêm "nỗi đau" cho các tổ chức tín dụng nhỏ hơn - vốn đang vật lộn với những tác động của lãi suất tăng cao cũng như những "vết thương" do chính mình gây ra.
(BĐT) - Bloomberg cho biết, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và 5 ngân hàng trung ương hàng đầu khác vừa công bố các hành động phối hợp để thúc đẩy thanh khoản các thỏa thuận hoán đổi USD. Đây là nỗ lực mới nhất của các nhà hoạch định chính sách nhằm giảm bớt căng thẳng ngày càng gia tăng trong hệ thống tài chính toàn cầu.
(BĐT) - Ngày 19/3, UBS đồng ý mua lại "đối thủ" đang gặp khó khăn Credit Suisse với giá 3 tỷ Franc Thụy Sỹ (3,2 tỷ USD). Cơ quan chức năng của Thụy Sỹ đóng một vai trò quan trọng trong thỏa thuận này, trong bối cảnh các chính phủ đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn hiểm hoạ lây lan trong hệ thống ngân hàng toàn cầu.
(BĐT) - Ngày 15/3, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) cho biết, Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ 2 của Thụy Sỹ - hiện đang có tình hình tài chính tốt và sẽ được cung cấp thêm thanh khoản nếu cần thiết.
(BĐT) - Đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu hồi đầu năm nay đã khiến một số nhà đầu tư lo ngại rằng đà tăng điểm đang dần kết thúc, tuy nhiên Credit Suisse cho hay thời điểm kết thúc đó vẫn chưa đến.
Ngân hàng Credit Suisse vừa hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 6,3% xuống 6% trong năm 2016. Khá xa so với mục tiêu Chính phủ đặt ra hồi đầu năm là 6,7%.