#Chương trình phục hồi kinh tế
Nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất, các Nghị quyết sẽ được ban hành trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tạo điều kiện để sớm giao vốn cho các bộ, ngành và địa phương. Ảnh: Lâm Hiển

Trình phương án phân bổ vốn dự án thuộc Chương trình phục hồi kinh tế

(BĐT) - Chiều ngày 29/8, tại Phiên họp bất thường tháng 8/2022, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) việc giao danh mục và mức vốn cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (gọi tắt là Chương trình) và một số nội dung quan trọng khác về đầu tư công.
Việc giải ngân gói 347.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 43/2022/QH15 chỉ trong 2 năm song tình hình triển khai đang rất chậm. Ảnh: Tiên Giang

Tiến độ xây dựng văn bản thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế còn chậm

(BĐT) - Ngày 11/5, tại Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, việc giải ngân gói 347.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chỉ trong 2 năm, song tình hình triển khai đang rất chậm và rất đáng lo ngại.
Ngân hàng Thế giới dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng 5,5% trong năm 2022 với giả định đại dịch Covid-19 được kiểm soát tương đối tốt cả trong nước và quốc tế. Ảnh: Tiên Giang

Triển vọng tích cực từ Chương trình phục hồi kinh tế

(BĐT) - Chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, các chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Chương trình) vừa được Quốc hội thông qua là rất tốt cả ở ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, WB dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn và trung hạn là tích cực.
Dự báo mặt bằng lãi suất ổn định trong quý I và có thể tăng nhẹ trở lại vào cuối năm 2022. Ảnh: Tiên Giang

Nỗ lực giảm lãi suất trong năm 2022

(BĐT) - Trước tác động của dịch Covid-19 và nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, mặt bằng lãi suất đã giảm trong 2 năm vừa qua. Tiếp tục giảm lãi suất là một trong những nội dung được nêu tại Dự thảo Chương trình phục hồi kinh tế đang được thảo luận tại Quốc hội, tuy nhiên, dư địa thực hiện điều này là không lớn.
Chính phủ báo cáo Quốc hội chính sách tài khóa, tiền tệ phục hồi và phát triển kinh tế

Chính phủ báo cáo Quốc hội chính sách tài khóa, tiền tệ phục hồi và phát triển kinh tế

(BĐT) - Chính sách tài khóa, tiền tệ có thể tạo áp lực cân đối ngân sách Nhà nước và nợ công trong ngắn hạn nhưng góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tăng nhanh quy mô nền kinh tế, tạo nguồn thu mới, bền vững cho ngân sách Nhà nước, giảm bội chi, nợ công và ổn định tài chính quốc gia trong dài hạn.
Nếu thực hiện tốt Chương trình phục hồi kinh tế từ đầu năm 2022 thì nền kinh tế có thể phục hồi từ cuối năm 2022, trở lại trạng thái bình thường như kỳ vọng từ cuối 2023. Ảnh: Trần Sơn

Cấp thiết hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế

(BĐT) - Trả lời tại nghị trường ngày 11/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho rằng, bài học kinh nghiệm từ các chương trình kích thích kinh tế từ hơn 10 năm trước cho thấy, chương trình phục hồi kinh tế hiện nay cần được thực hiện một cách tổng thể, có quy mô đủ lớn, cân đối khả năng vay - trả và hấp thụ của nền kinh tế. Việc thực hiện phải đồng bộ, kịp thời, có trọng tâm và trọng điểm, đặc biệt là chú trọng kiểm soát và giám sát chặt chẽ.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2021 quy mô các chính sách hỗ trợ ước khoảng 10,5 tỷ USD, tương đương 2,85% GDP, chưa thực sự hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nghiệp, người dân. Ảnh: Song Lê

Chương trình phục hồi kinh tế: Cần đủ lớn, đủ rộng, đủ dài

(BĐT) - Theo nhiều ý kiến, bối cảnh khó khăn như hiện nay, nếu không có chính sách phục hồi, phát triển kinh tế kịp thời với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, nền kinh tế Việt Nam không thể sớm hồi phục và tăng trưởng, sẽ tác động đến ngân sách nhà nước, thị trường tài chính, tiền tệ, lao động, việc làm, xã hội…, lỡ nhịp phục hồi, nguy cơ tụt hậu với khu vực, thế giới.
Một chương trình phục hồi và phát triển sẽ được xây dựng theo hướng nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế: Điều chỉnh để hướng tới tương lai

(BĐT) - Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng, qua những tác động và thay đổi từ dịch bệnh, chúng ta nhận diện rõ hơn những khiếm khuyết trong hệ thống, hạn chế của nền kinh tế - xã hội và quan trọng hơn là cơ hội để điều chỉnh cho một tương lai mới. Việc xây dựng một chương trình phục hồi, phát triển kinh tế đúng, trúng, tổng thể, đồng bộ... là vô cùng cần thiết để giúp Việt Nam tận dụng được cơ hội, vượt qua khó khăn, bứt phá nhanh hơn.