#chương trình mục tiêu quốc gia
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Internet.

Thừa Thiên Huế: 4 nhà thầu cạnh tranh gói thầu 26 tỷ đồng tại huyện A Lưới

(BĐT) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện A Lưới (Chủ đầu tư - Bên mời thầu) vừa hoàn tất mở Gói thầu số 15 Toàn bộ chi phí xây lắp (bao gồm dự phòng) thuộc Dự án Hồ A Tia, xã Hồng Kim, có giá gói thầu 26,56 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Cơ sở dữ liệu về giám sát, đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia sẽ cung cấp thông tin cho quá trình phân tích, đánh giá và hoạch định chính sách có liên quan. Ảnh: Hà Linh

Thiết lập hệ thống thông tin giám sát, đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia

(BĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thiết lập Hệ thống thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về giám sát, đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia. Bản dự thảo lấy ý kiến công chúng trước khi trình Chính phủ xem xét, ban hành.
Tính đến hết tháng 3/2024, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giải ngân được khoảng 1.716 tỷ đồng, đạt 26% kế hoạch. Ảnh: Nhã Chi

Quý I/2024, các chương trình mục tiêu quốc gia giải ngân đạt 5,4 nghìn tỷ đồng

(BĐT) - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều địa phương đã chủ động trình hội đồng nhân dân triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) và chuyển nguồn kế hoạch vốn năm 2023 (bao gồm cả nguồn vốn năm 2022 kéo dài) chưa giải ngân hết sang năm 2024.
Đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5

Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(BĐT) - Sáng nay (18/1), tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, với 455 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 92,29% tổng số ĐBQH).
Tạo sự chủ động, linh hoạt cho địa phương trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhưng cần quy định rõ tiêu chí, trách nhiệm, thẩm quyền của các đơn vị được phân cấp. Ảnh: Lý Quốc Toàn

Chính sách đặc thù để đẩy nhanh chương trình mục tiêu quốc gia

(BĐT) - Ngày 16/1, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (Dự thảo Nghị quyết), nội dung phân cấp cho cấp huyện thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nhận được nhiều quan điểm đồng tình do tạo được sự chủ động, linh hoạt cho địa phương trong tổ chức thực hiện, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn.
Chính phủ đề nghị bổ sung một số giải pháp chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: Trọng Huyền

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(BĐT) - Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 27, ngày 13/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc trong triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021 - 2023 và đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong thời gian tới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả giám sát việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: Lâm Hiển

Giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia đã có tiến bộ

(BĐT) - Tại Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030".
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: Hải Minh

Cần cơ chế đặc thù cho các chương trình mục tiêu quốc gia

(BĐT) - Ngày 28/8, Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết tình hình triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2023 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới đã diễn ra tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Trưởng Đoàn giám sát phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Minh Hùng

Xây dựng báo cáo kết quả giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia

(BĐT) - Ngày 21/8, Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” tổ chức Phiên họp thứ tư triển khai công tác xây dựng báo cáo kết quả giám sát.
Tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đang rất chậm, không đúng yêu cầu đặt ra. Ảnh: Bùi Mai Thiện

Tạo đột phá thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

(BĐT) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực dân tộc trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ sốt ruột với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đang rất chậm. Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh yêu cầu tăng tốc nhằm tạo chuyển biến, đột phá căn bản về tiến độ thực hiện các chương trình này, bù đắp sự chậm trễ vừa qua.
Thủ tướng Chính phủ đã giao 48.355,812 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương năm 2023 cho các bộ, địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023. Ảnh: Tiên Giang

Hàng chục nghìn tỷ đồng vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Không để có tiền không tiêu được

(BĐT) - Việc triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) được Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm, dành nguồn lực triển khai để nâng cao chất lượng sống cho người dân các vùng khó khăn. Hàng chục nghìn tỷ đồng vốn được giao để thực hiện 3 chương trình trong năm 2023 đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phát huy trách nhiệm với nhân dân, triển khai giải ngân hiệu quả.
9 tháng đầu năm 2022, Lai Châu giải ngân được 1,335 tỷ đồng vốn đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, bằng 0,156% kế hoạch năm. Ảnh: Phương Mai

Lai Châu: Bế tắc giải ngân 3 chương trình mục tiêu quốc gia Đầu tư công

(BĐT) - Mặc dù tình hình giải ngân các dự án đầu tư ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong 9 tháng đầu năm 2022 tương đối khả quan, nhưng tình hình giải ngân vốn đầu tư công các chương trình mục tiêu quốc gia mới đạt 0,156% kế hoạch. Trước thực trạng này, UBND Tỉnh vừa có văn bản nêu lý do và đề xuất giải pháp.
Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã xác định bố trí 100.000 tỷ đồng cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: Tiên Giang

Giao kế hoạch vốn chương trình mục tiêu quốc gia trước 15/12

(BĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản 8894/VPCP-KTTH gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Bộ Tài chính nhằm truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc khẩn trương hoàn thiện thủ tục để giao kế hoạch vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).