(BĐT) - Nhiều công trình trị giá hàng trăm tỷ đồng được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước với mục tiêu chống sạt lở, bảo vệ đất đai, nhà cửa, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế biển tại Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung bị sóng biển làm hư hỏng đặt ra nhiều dấu hỏi về công tác thiết kế, chất lượng công trình và cả những giải pháp “vá lỗi”, chống đỡ với thiên tai.
(BĐT) - Theo đánh giá của Bộ Tài chính, có 7 trên tổng số 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khó có khả năng hoàn thành kế hoạch giải ngân nguồn vốn bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án phòng, chống sạt lở (thời hạn 31/12/2024).
(BĐT) - 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng. Mỗi năm có hàng trăm điểm sạt lở trên địa bàn gây mất đất, đe dọa cuộc sống, tài sản của người dân. Hàng chục ngàn tỷ đồng từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương đã dồn cho các dự án chống sạt lở nhưng chưa thể xử lý triệt để vấn đề này.
(BĐT) - Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có hơn 265 điểm sạt lở nghiêm trọng, trung bình mỗi năm mất hơn 500 ha vùng cửa sông, cửa biển và ven sông. Mỗi năm, ngân sách nhà nước chi hàng ngàn tỷ đồng để xử lý các điểm sạt lở này. Tuy nhiên, việc thi công các công trình kè chống sạt lở còn để xảy ra nhiều sự cố, tồn tại những bất cập cần xử lý triệt để nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
(BĐT) - Nhiều dự án chống sạt lở của TP.HCM đang “vỡ trận” do chậm được bàn giao mặt bằng. Điều này đã khiến cho cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu đều đuối sức và không biết phải tiếp tục chờ đợi đến bao giờ. Trong đó, một số dự án vẫn chưa được bố trí vốn cho giải phóng mặt bằng (GPMB).