#chính sách hỗ trợ
Lũy kế hết quý I/2023, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 8,6 tỷ USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Lê Tiên

Khó khăn tứ bề, doanh nghiệp kiệt sức

(BĐT) - Nhiều doanh nghiệp đang đứng trước khó khăn chưa từng có do đơn hàng sụt giảm, chi phí sản xuất gia tăng. Một số doanh nghiệp gắng gượng nhận những đơn hàng có lợi nhuận thấp hoặc không sinh lợi chỉ để giữ chân lao động. Bối cảnh hiện nay đòi hỏi các giải pháp gỡ khó cần được triển khai một cách nhanh chóng, thực chất để giúp doanh nghiệp phục hồi và giữ lại động lực phát triển.
Doanh nghiệp mong chờ những chính sách ổn định và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Song Lê

Linh hoạt trong thực thi chính sách hỗ trợ DN

(BĐT) - Việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến tăng lãi suất là hai yếu tố quan trọng nhất tác động đến kinh tế Việt Nam trong năm nay. Để ứng phó với các biến động đó, giới chuyên gia khuyến nghị, cần nâng cao hiệu quả các chính sách hỗ trợ bằng cách tạo động lực thực thi từ các cấp, có thể tính đến việc nới lỏng chính sách tiền tệ ở thời điểm phù hợp và tạo dựng niềm tin để khơi thông thị trường vốn cho doanh nghiệp.
Không chỉ các ngân hàng chờ room tín dụng, các doanh nghiệp cũng ngóng chỉ tiêu này để nắm bắt cơ hội kinh doanh. Ảnh: Lê Tiên

Mở lối cho doanh nghiệp tiếp cận vốn đa kênh

(BĐT) - Chốt năm 2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, tín dụng ước tăng khoảng 14,5%, mặt bằng lãi suất tăng gần 1%/năm, là mức biến động thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực. Hiện NHNN chưa công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023, nhưng mong muốn Chính phủ có thêm chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) tiếp cận vốn, bên cạnh kênh tín dụng ngân hàng.
Nhiều doanh nghiệp phải từ chối đơn hàng do không thu xếp được nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Lê Tiên

Doanh nghiệp chật vật vì thiếu vốn

(BĐT) - Nhiều doanh nghiệp đang ở trong tình trạng bế tắc do không “xoay” được vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có ý kiến cho rằng, cần xem xét bơm thêm vốn cho nền kinh tế, đẩy mạnh triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần chủ động tái cơ cấu hoạt động, đa dạng hóa kênh huy động vốn.
Mong sớm được hưởng chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp trụ vững trong cơn “bão giá”

Mong sớm được hưởng chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp trụ vững trong cơn “bão giá”

(BĐT) - Sang năm 2022, tinh thần quay trở lại sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất khí thế. Một mặt doanh nghiệp cần phục hồi sau quãng thời gian dừng sản xuất, bù lại những kết quả kinh doanh bị chậm và đã mất của năm 2021; mặt khác đầu ra của doanh nghiệp trong năm 2022 đang rất có triển vọng, nhu cầu thị trường lớn, đặc biệt là về xuất khẩu.
Trình tự thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn phức tạp, danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra quá nhiều. Ảnh: Lê Tiên

Giảm tối đa chi phí, phục hồi sản xuất kinh doanh

(BĐT) - Trong bối cảnh doanh nghiệp (DN) khó khăn, tài chính suy kiệt bởi Covid-19, việc Chính phủ đồng hành, chia sẻ với DN bằng các giải pháp giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh là rất cần thiết, giúp DN gượng dậy, sớm tái khởi động và phục hồi.