#chính sách đặc thù
Chính sách phân cấp quản lý quy hoạch giúp Hải Phòng đưa khoảng 1.400 ha đất thuộc 3 khu công nghiệp trong Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải vào khai thác. Ảnh: Đông Giang

Luồng sinh khí mới cho kinh tế Hải Phòng

(BĐT) - Sau 3 năm thực hiện 4 cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13/11/2021, trao đổi với Báo Đấu thầu, ông Nguyễn Ngọc Tú, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hải Phòng cho biết, Chính phủ đang trình Quốc hội cho phép TP. Hải Phòng nghiên cứu, tham khảo cơ chế, chính sách đặc thù của một số tỉnh, thành phố khác để xây dựng nghị quyết mới về một số cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, mang tính đột phá, tạo động lực phát triển Thành phố thời gian tới.
Cơ chế đặc thù cho phép Khánh Hòa điều chỉnh cục bộ Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Nha Trang đến năm 2040. Ảnh: Giang Sơn Đông

Khơi động lực đưa Khánh Hòa vươn tầm khu vực

(BĐT) - Ngày 1/8/2022, Nghị quyết số 55/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa chính thức có hiệu lực. Sau hơn 2 năm triển khai, những kết quả bước đầu đạt được góp phần đưa Khánh Hòa đến gần hơn với mục tiêu trở thành cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển.
Quy mô kinh tế của Thanh Hóa năm 2024 ước đạt 318.752 tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 2020, đứng thứ 8 cả nước. Ảnh: Lê Tiên

“Chìa khóa” mở cánh cửa tăng trưởng cho Thanh Hóa

(BĐT) - Sau gần 3 năm triển khai thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 37/2021/QH15, 7 trong 8 chính sách đặc thù đã và đang được tỉnh Thanh Hóa vận dụng phù hợp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GRDP năm 2024 trong TOP 3 cả nước. Nhiều mục tiêu kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đang được Tỉnh nỗ lực hiện thực hóa.
Nhờ cơ chế đặc thù, Thừa Thiên Huế được bố trí hàng trăm tỷ đồng từ nguồn thu phí tham quan di tích để trùng tu, tôn tạo gần 70 di tích, di sản. Ảnh: Lê Tiên

Thừa Thiên Huế tận dụng nguồn vốn quý từ cơ chế đặc thù

(BĐT) - Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 38/2021/QH15 (có hiệu lực từ 01/01/2022 - 01/01/2026) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, các chính sách liên quan đến quản lý tài chính, ngân sách nhà nước đã góp phần tạo “cú hích” trong đầu tư hạ tầng kinh tế, xã hội trên địa bàn, góp phần đưa Tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
GRDP của Nghệ An 9 tháng đầu năm 2024 ước tăng 8,3%, đứng thứ 16 cả nước, đứng thứ 3 tại vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Ảnh: Lê Thắng

Nghệ An sẵn sàng bứt phá cùng chính sách vượt trội

(BĐT) - Từ ngày 1/1/2025, Nghị quyết số 137/2024//QH15 về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ có hiệu lực. Ông Phạm Hồng Quang, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, chia sẻ với Báo Đấu thầu về cơ hội lớn này và hành động của địa phương để chủ động tiếp cận, tranh thủ tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Ảnh: Giang Sơn Đông

Động lực từ cơ chế, chính sách đặc thù

(BĐT) - Được thí điểm áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù theo các nghị quyết của Quốc hội, TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa... đang ghi nhận những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nguồn lực mới vào khai thác tiềm năng, lợi thế địa phương. 
Quốc hội thông qua cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An và Đà Nẵng

Ngày làm việc thứ 25 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thông qua cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An và Đà Nẵng

(BĐT) - Ngày 26/6/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 25 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và TP. Đà Nẵng.
Ngày 7/6, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng

Hôm nay (7/6), Quốc hội thảo luận về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng

(BĐT) - Hôm nay (7/6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng và Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
TP.HCM có điều kiện thuận lợi để triển khai loạt dự án hạ tầng quan trọng theo phương thức PPP. Ảnh: Nhã Chi

Triển khai loạt dự án PPP tại TP.HCM: Hợp đồng mẫu hấp dẫn là “chìa khóa” thu hút đầu tư

(BĐT) - Theo dự kiến, cuối tháng 5/2024, UBND TP.HCM sẽ tổ chức diễn đàn kêu gọi đầu tư vào các dự án phương thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn. Theo đó, hàng chục dự án trên nhiều lĩnh vực đang được chuẩn bị để "bung hàng", thu hút nhà đầu tư. Riêng 5 dự án BOT trên tuyến hiện hữu có giá trị hơn 40.000 tỷ đồng; TP. Thủ Đức kêu gọi 11 dự án vị trí cửa ngõ hàng nghìn tỷ đồng; lĩnh vực văn hoá thể thao có 23 dự án…
Việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 nhằm tạo cơ sở pháp lý để tạo đột phá, giải quyết các nút thắt về phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng. Ảnh: NC st

Xây dựng nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng

(BĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang lấy ý kiến về Dự thảo Hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng. Việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 nhằm tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt về phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng.
Tạo sự chủ động, linh hoạt cho địa phương trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhưng cần quy định rõ tiêu chí, trách nhiệm, thẩm quyền của các đơn vị được phân cấp. Ảnh: Lý Quốc Toàn

Chính sách đặc thù để đẩy nhanh chương trình mục tiêu quốc gia

(BĐT) - Ngày 16/1, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (Dự thảo Nghị quyết), nội dung phân cấp cho cấp huyện thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nhận được nhiều quan điểm đồng tình do tạo được sự chủ động, linh hoạt cho địa phương trong tổ chức thực hiện, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn.
Nhóm cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những nút thắt và tạo đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng. Ảnh: Tường Lâm

Tháo điểm nghẽn cơ chế, hiện đại hóa hạ tầng giao thông

(BĐT) - Ngày 28/11/2023, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ (Nghị quyết). Việc áp dụng 5 nhóm chính sách thí điểm theo Nghị quyết được đánh giá là rất cần thiết để tháo gỡ những nút thắt và tạo đột phá trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
TP.HCM muốn triển khai ngay Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 từ 1/8/2023. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

TP.HCM muốn triển khai ngay Nghị quyết mới từ 1/8/2023

(BĐT) - Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đề xuất xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017 theo trình tự, thủ tục rút gọn.