(BĐT) - Mới đây, sàn thương mại điện tử Amazon cho biết đơn vị này đã nhận được một số báo cáo về tình trạng mạo danh Amazon và nhân viên Amazon để thực hiện các hành vi lừa đảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
(BĐT) - Thông qua việc thu gom đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất trồng cây lâu năm ở các địa bàn “sốt” đất, không thực hiện các thủ tục pháp lý làm chủ đầu tư dự án theo quy định, mà tự lập “dự án” rồi phân lô, tách thửa, tự ý xây dựng cơ sở hạ tầng (thường gọi dự án ma), các đối tượng hoặc doanh nghiệp cứ thế rao bán cho khách rồi chiếm đoạt tiền và “cao chạy xa bay”.
(BĐT) - Gần đây, tại một số địa phương, trong đó có thành phố Đà Nẵng, nổi lên hiện tượng các đối tượng tội phạm thực hiện thủ đoạn lừa chiếm đoạt quyền sử dụng sim điện thoại cá nhân, từ đó chiếm đoạt mật khẩu tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tài khoản mạng xã hội... để chiếm đoạt tài sản.
Sau khi vụ việc được phát hiện, bà Hồ Thị Hạnh - người đứng tên hai sổ đỏ có dấu hiệu giả mạo - đã rời khỏi nơi cư trú, đồng thời không đến Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Kon Tum làm việc.
Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Công an TP.HCM cho biết, đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam ông Ngô Xuân Trường, Giám đốc Công ty CP Đầu tư Đại Hải để điều tra hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
(BĐT) - Một nhóm các nhân viên ở chi nhánh tại Hà Nội của Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam (CP Việt Nam) đã cấu kết với nhau, ghi chênh giá tiền mua heo, chiếm đoạt 3,6 tỷ đồng. Vụ việc đã bị khởi tố năm 2015 và ngày 30/3/2018 Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã đưa ra xét xử.
(BĐT) - Sáng 13/12, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử vụ án lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản liên quan đến Gói thầu Thi công san lấp mặt bằng Dự án Khu liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa).
Trong 2 ngày 19 và 20/5, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Dương Nghệ An.
Thuê căn hộ sang trọng tại Royal City để thỉnh thoảng làm nơi giao dịch, Phương nổ là cán bộ thân cận của thứ trưởng Bộ Công thương để lừa đảo xin việc.
Sau những vụ lừa đảo đa cấp bị “xộ khám” như Golden Rock, Colony Invest, Diamond Holiday, MB 24, Tâm Mặt Trời…, vụ Liên kết Việt khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: vì sao các hình thức đa cấp biến tướng vẫn được cấp phép, hoạt động mạnh và mở rộng quy mô đến khi chiếm đoạt hơn 1.900 tỷ đồng mới bị “sờ gáy”?
Hoạt động bán hàng đa cấp là hoạt động kinh doanh hiện đại trên thế giới. Ở Việt Nam, hoạt động này cũng được cấp phép. Tuy nhiên hiện nay, nó đang bị biến tướng và gây ra nhiều hệ lụy.
Kết thúc thanh tra tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý đối với 2 vụ việc có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Cty Vipco và Cty Thiên Lộc Phú.
Liên quan đến hành vi lừa đảo của lãnh đạo Cty Liên Kết Việt, đại tá Bùi Văn Hà, Phó Cục trưởng C46, Bộ Công an cho biết, hoạt động bán hàng đa cấp là phải bán hàng hóa, thế nhưng thực chất Liên Kết Việt không bán hàng đến tay người tiêu dùng.
Lập công ty “ma” để tạo hồ sơ mua bán hàng hóa khống, thế chấp hàng giả, tổng giám đốc Công ty Âu Mỹ đã chiếm đoạt số tiền gần 200 tỷ đồng của nhóm ngân hàng.