(BĐT) - Sau khi nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận lên 89% thông qua công ty con, Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) đang vận hành và quản lý 6 trạm thu phí. Mảng thu phí giao thông đã trở thành “con gà đẻ trứng vàng” của CII trong nửa đầu năm 2024.
(BĐT) - Hai dự án BOT giao thông được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề xuất mua lại gồm: Dự án Đèo Cả, Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - chợ Mới (Bắc Kạn) và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Km75 - Km100.
(BĐT) - Đại diện doanh nghiệp Dự án BOT cầu Văn Lang đã thốt lên rằng Dự án chạy 100 năm cũng không đủ hoàn vốn. Đó không chỉ là chuyện riêng của nhà đầu tư Dự án BOT cầu Văn Lang, bởi rất nhiều nhà đầu tư BOT trong mấy năm qua cũng đã lên tiếng khi dự án bị giảm mạnh doanh thu do nhiều nguyên nhân khách quan, dẫn đến nguy cơ vỡ phương án tài chính...
(BĐT) - Kết luận tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về xử lý vướng mắc đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan chủ động rà soát các dự án BOT, có phương án xử lý phù hợp, công khai, minh bạch nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế trong thời gian qua.
(BĐT) - Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Nghị quyết số 83/NQ-CP (NQ83) của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH13 về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT là giải pháp tổng thể cho các dự án BOT giao thông sắp tới.
(BĐT) - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, sau những phản ứng của người dân về BOT thời gian qua, việc thu hút đầu tư cho Dự án Đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông đang là bài toán khó đối với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) bởi nhiều nhà đầu tư tỏ ra e ngại.
Sau khi các nhà đầu tư “tháo chạy” khỏi cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, tới ông trùm BOT - Tasco tuyên bố ngừng đầu tư cho lĩnh vực này. Không chỉ vậy, nhà đầu tư các dự án như cầu Hạc Trì - Phú Thọ, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cũng muốn rút ra khỏi cuộc chơi khi có nguy cơ phá sản. Các chuyên gia nhận định nguy cơ vỡ trận các dự án BOT là hiện hữu khi thiếu vốn và BOT giao thông không còn là mảnh đất màu mỡ như trước.
Báo cáo của KTNN trong buổi làm việc với đoàn giám sát của UB Thường vụ QH về việc thực hiện chính sách pháp luật trong đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) ngày 21.2 chỉ ra hàng loạt hạn chế tồn tại ở 27 dự án bị kiểm toán từ năm 2013 - 2016. Theo đó sai phạm chủ yếu là đội tổng mức đầu tư hàng nghìn tỉ đồng, tính thời gian thu phí dài hơn cả chục năm, thiết kế chưa phù hợp…
(BĐT) - Khi nhà đầu tư dự án BOT “tự biên, tự diễn, tự vẽ” dự án mà không có kiểm soát chặt chẽ, những câu chuyện như mức phí cao, nhà đầu tư lãi lớn, rủi ro dân chịu… xảy ra ở nhiều dự án như hiện nay là điều dễ hiểu.
Việc triển khai công tác xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông theo hình thức BOT đang cần một “chiếu nghỉ” để rà soát, sửa lỗi trước khi tính tới chuyện đi xa hơn.
(BĐT) - Nhận diện đúng rủi ro và xây dựng cơ chế phân bổ, chia sẻ rủi ro hợp lý là một trong những chìa khóa đảm bảo thành công cho dự án PPP. Theo phản ánh của nhiều cán bộ thực hiện công tác PPP hiện nay, đây cũng là e ngại lớn nhất của nhà đầu tư khi muốn tham gia vào các dự án PPP nói chung, dự án BOT giao thông nói riêng.
Công tác tuyên truyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đủ thuyết phục người đóng phí, cơ chế vận hành dự án giao thông chưa hài hòa được lợi ích của xã hội - doanh nghiệp - người dân là những nguyên nhân khiến BOT bị ác cảm.
Hàng trăm ngàn tỷ đồng được huy động, “trùng điệp” nhà thầu chuyển thành nhà đầu tư, hàng chục trạm thu phí BOT xuất hiện đồng loạt là những gì dễ nhận thấy nhất trên các quốc lộ huyết mạch trong 5 năm trở lại đây.
Thông tin phí sử dụng tại các dự án theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) đường bộ của Việt Nam thấp nhất trong khu vực do một lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đưa ra vào cuối tuần trước đã gây những phản ứng trái chiều gay gắt từ phía doanh nghiệp vận tải, cũng như đông đảo người tham gia giao thông.
(BĐT) - Đó là khuyến nghị của ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Việt Nam trong cuộc trao đổi với Báo Đấu thầu xung quanh việc nở rộ các dự án BOT đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ.