#bình thường mới
Để khắc phục những khó khăn hiện nay, doanh nghiệp cần quan tâm đến năng suất lao động, nâng cao kỹ năng quản lý, tiết giảm chi phí, ứng dụng công nghệ mới... Ảnh: Lê Tiên

Lạc quan với giai đoạn “bình thường mới”

(BĐT) - Vàng thử lửa, cái khó ló cái khôn, chính trong bối cảnh nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã phát huy bản lĩnh, trí tuệ của mình, sớm tìm ra giải pháp phù hợp để thích nghi và trụ vững. Báo Đấu thầu trân trọng giới thiệu đến quý độc giả một số ý kiến của các DN về tâm thế cần có khi bước sang giai đoạn “bình thường mới”.
Doanh nghiệp kỳ vọng sản xuất kinh doanh khởi sắc trong năm 2022. Ảnh: Lê Tiên

Năm mới, ước vọng mới

(BĐT) - Năm 2022 được dự báo còn không ít khó khăn, các doanh nghiệp nhất trí đồng lòng, bằng trí tuệ và bản lĩnh của mình thực hiện tái cấu trúc, thích ứng và phát triển trong bối cảnh “bình thường mới”. Báo Đấu thầu trích đăng một số ý kiến thể hiện niềm tin, kỳ vọng của doanh nghiệp trước thềm xuân mới.
Cần có chiến lược ngắn hạn, trung hạn về việc từng bước mở cửa, linh hoạt chống dịch và phục hồi kinh tế để doanh nghiệp có cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động. Ảnh: Lê Tiên

Còn bất nhất trong thực hiện “bình thường mới”

(BĐT) - Để doanh nghiệp (DN) hồi phục, nhiều ý kiến cho rằng, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp về thuế, phí, tín dụng, song quan trọng nhất là có chiến lược phòng, chống dịch tổng thể theo giai đoạn ngắn hạn và trung hạn để DN có cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động. Hơn hết, cần thống nhất cách thực hiện từ Trung ương đến địa phương để đảm bảo hiệu quả thực thi.
Thương mại toàn cầu được cải thiện sẽ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những tháng cuối năm 2021. Ảnh: Lê Tiên

Kỳ vọng kinh tế hồi phục từ quý IV

(BĐT) - Các giải pháp mới của Chính phủ cùng triển vọng nới lỏng giãn cách từ cuối tháng 9 là những yếu tố mang lại hy vọng về trạng thái “bình thường mới” cho các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, tạo động lực hồi phục và tăng trưởng cho nền kinh tế trong quý IV, giữ đà tăng trưởng của cả năm.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vượt qua Covid-19 được coi là giải pháp quan trọng, động lực cho nền kinh tế trong giai đoạn tới. Ảnh: Việt Trần

Thay đổi để thích ứng với điều kiện bình thường mới

(BĐT) - Năm 2021 và những năm tiếp theo, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cả thế giới và Việt Nam không thể tiếp tục phát triển, tồn tại theo cách thức như trước. Chính phủ cần phải xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và các năm tiếp theo, trong đó đưa ra nhiều giải pháp thay đổi, thích ứng để vận hành kinh tế tiếp tục tăng trưởng.
Kinh tế trong nước cần tận dụng cơ hội để vươn lên trong bối cảnh thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức. Ảnh: Lê Tiên

Nền kinh tế đang phục hồi, kiên quyết không lùi bước

(BĐT) - Tháng 5 - tháng đầu tiên sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, nền kinh tế bước vào trạng thái “bình thường mới” - đã có những tín hiệu tích cực, ổn định kinh tế vĩ mô được giữ vững. Tuy nhiên, khó khăn đối với doanh nghiệp, nền kinh tế vẫn còn chồng chất, đòi hỏi cần tiếp tục triển khai các biện pháp mạnh mẽ, thực thi hiệu quả các giải pháp, chính sách đã ban hành.
Ngành du lịch tung ra hàng loạt chương trình kích cầu du lịch nội địa toàn quốc nhằm phục hồi nhịp độ tăng trưởng như giai đoạn trước dịch Covid-19. Ảnh: Lê Tiên

Tìm kiếm cơ hội trong thời kỳ “bình thường mới”

(BĐT) - Trở lại hoạt động trong trạng thái “bình thường mới” đồng thời phải đối mặt với những thách thức khác nhau đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng với bối cảnh mới, linh hoạt trong chiến lược kinh doanh, chủ động cân nhắc những biện pháp ứng phó trước những biến động khó lường của thực tế.
Xu hướng phát triển kinh tế số sẽ yêu cầu các doanh nghiệp phải sáng tạo, thích ứng nhanh nếu không muốn bị tụt hậu. Ảnh: Nhã Chi

Cơ hội để phát triển lực lượng DN mới

(BĐT) - Doanh nghiệp làm gì trong giai đoạn kinh tế ở trạng thái “bình thường mới” và lựa chọn hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp như thế nào để góp phần giúp nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau dịch? Một số ý kiến cho rằng, giải pháp chính sách phù hợp sẽ tạo ra cơ hội để nền kinh tế “thay máu”, có được những “tế bào mới” khỏe mạnh.