(BĐT) - Ngân hàng đang thừa vốn nhưng không thể đẩy mạnh cho vay, doanh nghiệp rất cần vốn song không thể tiếp cận. Thực tế này khiến các chính sách tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng trở nên kém hiệu quả. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, nếu ngân hàng “lùi” một chút nhưng vẫn bảo đảm an toàn, doanh nghiệp cố gắng nâng cao năng lực quản trị để đáp ứng điều kiện vay thì nhiều khoản vay bế tắc có thể được giải ngân, cung cầu vốn gặp nhau, khi đó chính sách giảm lãi suất mới thực sự có ý nghĩa.
(BĐT) - Chính phủ và các cơ quan chức năng đã liên tục chỉ đạo và nới một số chính sách nhằm gỡ khó về vốn cho nền kinh tế trong tháng cuối năm, song nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn kêu khó tiếp cận tín dụng. Nhiều ý kiến đề xuất nên chú trọng hơn việc thẩm định phương án kinh doanh thay vì chỉ quan tâm tới tài sản bảo đảm của DN khi quyết định giải ngân khoản vay tín dụng.
(BĐT) - Nhiều ngân hàng đã đồng thuận với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước kêu gọi giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, cần đảm bảo doanh nghiệp tiếp cận được các khoản vay giảm lãi suất này, tránh tình trạng nêu chủ trương giảm lãi nhưng lại tăng thêm điều kiện vay.
(BĐT) - Thông tin liên quan đến người nộp thuế như số tài khoản, lịch sử giao dịch là các thông tin mật của khách hàng được ngân hàng quản lý theo quy định của pháp luật. Do đó, việc kết nối, trao đổi với các bộ, ngành, địa phương... liên quan đến thông tin này cần được làm rõ giới hạn phạm vi, quy trình thực hiện. Bên cạnh đó, việc khấu trừ và nộp thay thuế cho người nộp thuế được coi là vượt quá phạm vi chức năng của các ngân hàng thương mại.