(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Chính phủ đề xuất giảm thuế môi trường với xăng dầu hết năm sau; cầu Thủ Thiêm 4 có thể nâng tĩnh không lên 45 m; nghiên cứu xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam thiết kế 350 km/h; hợp long cầu lớn nhất cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo; Hà Nội nêu 5 nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông…
Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ bố trí lực lượng tại 51 vị trí có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông, đặc biệt trong các khung giờ cao điểm với tổng cộng 176 người/ca trực.
Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các trạm thu phí phối hợp với các lực lượng thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông túc trực ở trạm thu phí để yêu cầu xả trạm khi xe ùn tắc, không di chuyển được.
(BĐT) - UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản báo cáo bổ sung đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép lựa chọn nhà thầu theo cơ chế đặc thù trong việc đầu tư thay thế kết cấu một phần đê đất bằng đê bê tông cốt thép kết hợp mở rộng mặt đường đoạn từ Khách sạn Thắng Lợi đến cầu Nhật Tân. Đề xuất này dựa trên căn cứ nào?
(BĐT) - Kế hoạch đầu tư công cho năm 2018 vừa được HĐND TP.HCM phê duyệt với tổng vốn gần 40.000 tỷ đồng. Theo đó, trong năm tới, TP.HCM sẽ tiếp tục dồn lực cho các công trình giúp giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường và các dự án dân sinh thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế...
(BĐT) - Mục tiêu đến năm 2020, Hà Nội tiếp tục chú trọng đầu tư hạ tầng khung để làm nền tảng giải quyết căn cơ vấn nạn ùn tắc giao thông hiện nay và tạo đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
(BĐT) - Nhằm giảm ùn tắc giao thông khu vực nội đô, cuối năm 2016, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP. Hà Nội ra thông báo về việc điều chuyển luồng tuyến xe khách liên tỉnh hoạt động ở Bến xe Mỹ Đình. Tuy nhiên, 2 tháng sau khi có hiệu lực, quyết định này đang vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía các doanh nghiệp (DN) vận tải.
Công trình 4.000 tỷ đồng được xây ở quận 9, TP HCM và một phần tỉnh Bình Dương để thay thế bến xe miền Đông hiện hữu tại quận Bình Thạnh - luôn xảy ra ùn tắc giao thông
(BĐT) - Được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho xây công trình theo lệnh khẩn cấp, mới đây UBND TP.HCM đã chỉ định Khu quản lý giao thông đô thị số 1 TP.HCM là chủ đầu tư thực hiện dự án 2 cầu vượt vào sân bay Tân Sơn Nhất.
(BĐT) - Theo thông tin từ Sở KH&ĐT TP.HCM, 2 dự án sẽ triển khai theo hình thức PPP (hợp đồng BT) là Dự án Xây dựng Cụm cảng trung chuyển – ICD tại phường Long Bình, Quận 9 và Dự án Đầu tư xây mới Trung tâm Y tế dự phòng Quận 7 sẽ được Sở KH&ĐT Thành phố công bố để lựa chọn nhà đầu tư trong thời gian tới.
(BĐT) - Gần 3 tháng sau khi được đồng ý thực hiện theo lệnh khẩn cấp, 7/8 dự án giao thông cấp bách của Hà Nội vẫn chưa khởi công. Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi để 8 dự án cấp bách này được nhanh chóng hoàn thành, các đơn vị liên quan cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện để đảm bảo đúng tính khẩn cấp.
(BĐT) - Dự án Nút giao thông Mỹ Thủy nối trục đường Nguyễn Thị Định, Đồng Văn Cống với các nhánh đường bờ tả và hữu rạch Mỹ Thủy, quận 2, TP.HCM vừa được khởi công xây dựng.
Sáng 14/5, UBND TP Hà Nội và UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Lễ Thông xe dự án đường trục khu đô thị mới Mê Linh từ huyện Đông Anh, Hà Nội đến huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
UBND thành phố Đà Nẵng cho biết vừa có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ thành phố Đà Nẵng tìm kiếm nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư thực hiện dự án “Cải thiện hạ tầng giao thông tại thành phố Đà Nẵng”.
Cầu vượt đường sắt Yên Lý (xã Diễn Yên, H.Diễn Châu, Nghệ An) được xây dựng vơi kinh phí gần 350 tỉ đồng để giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, tuy nhiên, sau 5 tháng sử dụng, người dân đã không sử dụng cây cầu này.
Đề xuất giao thầu đối với 8 dự án cấp bách giảm ùn tắc giao thông của Bộ Giao thông - Vận tải và UBND TP. Hà Nội đang gặp phải vướng mắc bởi cơ chế này chưa từng có tiền lệ và không nằm trong luật.