#tỷ lệ nợ xấu
Chất lượng tài sản của nhiều ngân hàng đang suy giảm mạnh do nợ xấu tăng cao Ảnh: Nhã Chi

Khó khăn của ngân hàng đang ngày càng rõ nét

(BĐT) - Trao đổi với Báo Đấu thầu, TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường tài chính thuộc Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, kết quả kinh doanh nửa đầu năm của các ngân hàng cho thấy chất lượng tài sản suy giảm và tình trạng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, thậm chí có thể kéo dài sang năm sau. Bên cạnh đó, một số ngân hàng sẽ khó khăn về thanh khoản khi phải giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống mức 30% từ 1/10/2023.
Tín dụng bất động sản chiếm gần 40% tổng danh mục tín dụng của một số ngân hàng

Nhận diện rủi ro trong hoạt động ngân hàng

(BĐT) - Sự kiện Ngân hàng Silicon Valley (SVB) được cơ quan quản lý Mỹ tiếp quản vào ngày 10/3/2023 sau khi bị khách hàng rút hơn 42 tỷ USD tiền gửi trong 3 ngày gây chấn động thị trường tài chính toàn cầu. Hơn 1 tháng đi qua, đánh giá nguyên nhân khiến SVB đổ vỡ để chỉ ra bài học cho các ngân hàng đang hoạt động vẫn là một chủ đề được quan tâm với nhiều thành viên thị trường…
Các ngân hàng đã và đang ráo riết rao bán tài sản để xử lý, thu hồi nợ, giải phóng áp lực tăng vọt nợ xấu khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN hết hiệu lực. Ảnh: Nhã Chi

Nợ xấu tăng, ngân hàng ráo riết tái cơ cấu nguồn vốn

(BĐT) - Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đang gia tăng do các khó khăn của doanh nghiệp bộc lộ rõ nét hơn, quy định về tái cơ cấu các khoản nợ đã hết hiệu lực. Trong khi đó, kết quả xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi. Đây có thể là áp lực khiến nhiều nhà băng tìm cách bán tài sản thế chấp của các khoản nợ xấu thời gian gần đây.
Cần thúc đẩy lợi nhuận ngành ngân hàng từ các hoạt động dịch vụ và chuyển đổi số thay vì dựa chủ yếu vào hoạt động cấp tín dụng. Ảnh: Nhã Chi

Chủ động hóa giải thách thức đến từ nợ xấu

(BĐT) - Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng, tiềm ẩn rủi ro và có thể cản trở đà hồi phục của nền kinh tế. Do đó, có ý kiến cho rằng, cần tăng cường các giải pháp kiểm soát trong cả hệ thống, trong từng ngân hàng và định hướng thúc đẩy lợi nhuận ngành ngân hàng từ các hoạt động dịch vụ và chuyển đổi số thay vì dựa chủ yếu vào cấp tín dụng.
Đến tháng 6/2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng là dưới 2%. Ảnh: Nhã Chi

Áp lực nợ xấu đang tăng dần

(BĐT) - Việc các ngân hàng đặt chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu cao hơn gấp rưỡi đến gấp đôi con số của cuối năm ngoái cho thấy dịch Covid-19 đã bắt đầu tác động đến hoạt động của lĩnh vực này.
Lợi nhuận trước thuế năm 2017 của toàn hệ thống ngân hàng tăng khoảng 40%. Ảnh: Nhã Chi

Ngành ngân hàng lạc quan trong năm 2018

(BĐT) - Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng lớn (VCB, BID, VPB…) đã tăng hết biên độ trong phiên giao dịch ngày 25/1. Không chỉ là phản ứng tích cực với kết quả kinh doanh đột biến năm 2017, điều này còn cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư vào hoạt động ngân hàng trong thời gian tới. Điều gì khiến các ngân hàng lột xác trong thời gian vừa qua?
Nợ xấu lại “vật” nhà băng

Nợ xấu lại “vật” nhà băng

Nợ xấu có dấu hiệu tăng trở lại trong khi số nợ xấu trong kho của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) vẫn nằm im và việc hình thành thị trường mua bán nợ vẫn bế tắc.
VPBank là một trong những ngân hàng đạt lợi nhuận khả quan trong năm qua

Ngân hàng dè dặt với chỉ tiêu lợi nhuận 2016

Mặc dù nợ xấu đã được kéo giảm về mức thấp, dưới mức yêu cầu 3%, song đòi hỏi dự phòng tăng theo từng năm, cùng với dự kiến siết lại tín dụng bất động sản khiến không ít ngân hàng khá dè dặt với chỉ tiêu lợi nhuận trình ĐHCĐ mùa này.
Số nợ mà VAMC mua về hiện vẫn chưa xử lý được bao nhiêu. Ảnh: LTT

Thúc đẩy thị trường mua bán nợ xấu

(BĐT) - Tỷ lệ nợ xấu giảm, dư nợ tín dụng tăng, song đánh giá về kết quả đạt được trong việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) thời gian qua, TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn chưa yên tâm về hệ thống ngân hàng.