(BĐT) - Ngày 25/10/2023, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi).
(BĐT) - Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản thành phố Hà Nội tổ chức đấu giá 3 khối băng tần (A1, A2, A3) thuộc băng tần 2300-2400 MHz. Tổng giá khởi điểm của 3 băng tần này là hơn 17.000 tỷ đồng.
(BĐT) - Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của Quốc hội về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện là phương thức cấp phép thông qua đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đã được quy định tại Luật, nhưng đến nay không thực hiện được. Do đó, một số ý kiến cho rằng, cần làm rõ hơn tính khả thi của việc sửa đổi, bổ sung các quy định này.
(BĐT) - Cho ý kiến về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện liên quan tới cấp giấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông qua đấu giá, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, việc quy định thêm các điều kiện để được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện là không cần thiết, nếu bỏ các điều kiện này đi sẽ giúp tăng thêm các đơn vị tham gia đấu giá, giúp cuộc đấu giá trở nên cạnh tranh và lành mạnh hơn.
(BĐT) - Trong Phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật Tần số vô tuyến điện. Trong đó, nhiều ý kiến đề nghị, đấu giá tần số vô tuyến điện cần được tổ chức chặt chẽ, rõ ràng, tránh xảy ra lợi ích nhóm nhằm đảm bảo quốc phòng an ninh, vừa đảm bảo lợi ích kinh tế và công bằng trong cạnh tranh lành mạnh trên thị trường kinh doanh thông tin di động.
(BĐT) - Trong quá trình triển khai chuẩn bị đấu giá tần số vô tuyến điện theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã gặp một số khó khăn, vướng mắc về cơ sở pháp lý cũng như tính khách quan, cạnh tranh của việc tổ chức đấu giá theo quy định của Luật Đấu giá tài sản.