#kinh tế vĩ mô Việt Nam
Với nền tảng tăng trưởng cao trong quý II, tăng trưởng GDP năm 2024 có thể đạt 6,3 - 6,5%. Ảnh: Lê Tiên

Kỳ vọng tăng trưởng GDP bứt phá, cán đích

(BĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2024, bình quân mỗi tháng có gần 18.400 doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường. Con số này phản ánh những thách thức, khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt. Tuy nhiên, trong khó khăn, thách thức chung, nền kinh tế nước ta cũng ghi nhận những điểm sáng tích cực và nhiều quan điểm cho rằng, nếu tiếp tục có những chính sách trọng tâm, trọng điểm, tăng trưởng GDP cả năm sẽ đạt mục tiêu đề ra.
Theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng tín dụng tiếp tục giảm tốc cho thấy nhu cầu yếu. Ảnh: Tiên Giang

WB khuyến nghị theo dõi chặt chẽ áp lực với dòng vốn và tỷ giá

(BĐT) - Tại Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6/2023 công bố ngày 19/6, Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã nới lỏng các chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế song cần theo dõi chặt chẽ sự khác biệt trong xu hướng điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam so với các nước khác, bởi có thể tạo ra áp lực lên dòng vốn và tỷ giá.
Các hiệp hội DN FDI khẳng định, vaccine là yếu tố then chốt, là chìa khóa để cho phép tái mở cửa an toàn và phục hồi kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Chờ thêm quyết sách kịp thời cho phục hồi kinh tế

(BĐT) - Cũng như các doanh nghiệp (DN) trong nước, khu vực DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Tuy nhiên, đánh giá cao những nỗ lực giải quyết khó khăn, đồng hành của Chính phủ Việt Nam, nhiều DN FDI thể hiện sự lạc quan về tương lai, tin tưởng vào sức mạnh và khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam.